Người bị viêm khớp dạng thấp không nên kiêng khem

Người bị viêm khớp dạng thấp không nên kiêng khem

Việc áp dụng chế độ ăn kiêng chỉ dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khỏe. Trong khi chế độ ăn hợp lý lại giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ rắn chắc của xương, hỗ trợ tốt hơn cho các khớp, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Bệnh viêm khớp dạng thấp rất khó chữa khỏi. Trong đa số trường hợp, thuốc men chỉ tạm thời đẩy lui bệnh. Nhiều người vẫn truyền nhau các phương pháp như nhịn đói trị bệnh, loại bỏ những thức ăn gây đau đớn, chọn ăn những thực phẩm đặc biệt... Tuy nhiên, cho đến nay, khoa học vẫn chưa chứng minh được hiệu quả của những biện pháp này.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP HCM cho biết, viêm khớp dạng thấp thường đi kèm các đợt viêm (bệnh nhân bị sốt, khớp bị sưng đau). Điều này làm tiêu hao năng lượng và gây chán ăn, khiến người bệnh dễ bị thiếu dinh dưỡng. Họ cần ăn uống nhiều hơn để tích lũy các chất dinh dưỡng

hình minh họa

Theo bác sĩ Hưng, người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, họ cần ăn điểm tâm đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính, nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với thực phẩm giàu năng lượng. Thức ăn càng đa dạng càng tốt. Hàm lượng khuyến cáo với từng thành phần dinh dưỡng là:

- Rau trái: Nên dùng trên 300 g rau và 200 g hoa quả mỗi ngày. Chất xơ trong rau trái giúp giảm cholesterol máu, tránh táo bón (vốn là tình trạng thường gặp ở người bệnh khớp).

hình minh họa

- Chất đạm: Dùng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Có thể ăn 3-4 quả trứng/tuần (người có cholesterol máu cao cần giảm xuống 1-2 quả /tuần). Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, ngêu sò, tào phớ và đậu các loại... đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da, không ăn phủ tạng. Nên thay bớt đạm động vật bằng đạm thực vật. Cần tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi quan trọng, rất tốt cho người bệnh khớp.

- Chất béo: Không nên dùng quá 20 g dầu thực vật mỗi ngày. Nên sử dụng dầu lạc, dầu vừng...

- Tinh bột: Ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, khoai củ để không bị thiếu dinh dưỡng.

- Muối, đường: Không nên ăn thực phẩm quá mặn hoặc quá nhạt. Cần hạn chế lượng muối ở mức không quá 10 g/ngày và đường ở mức 20 g/ngày.

 

 

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?