Thực phẩm ưu tiên cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Thực phẩm ưu tiên cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Thực đơn thông thái:

Những ngày thời tiết lạnh là cơ hội cho bệnh thấp khớp hoành hành. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn những người không may bị căn bệnh này cách ăn uống để phòng và trị bệnh hiệu quả.

Đối với người bị thấp khớp, rau xanh và hoa quả, một số loại hải sản là những người bạn đồng hành tốt nhất nên có trong thực đơn hàng ngày

hình minh họa

Bổ sung một số loại acid béo

- Acid béo hệ Omega-3: Acid này có nhiều trong các loại cá giàu chất béo, có khả năng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng bệnh viêm khớp, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Một số công trình nghiên cứu khi cho bệnh nhân dùng liều dầu cá từ 2-4g, thậm chí 5g/ngày, đã cho một số kết quả: khớp bớt cứng và ít đau hơn.

Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: Cá hồi , cá thu, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá trống. Bên cạnh đó, dầu cá có thể loại bỏ tình trạng cứng khớp buổi sáng và làm giảm số lần đau khớp ở những bệnh nhân viêm khớp mạn tính.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, bổ sung dầu cá mỗi ngày có thể giúp nhanh lành các tổn thương dây chằng nhờ vào sự thúc đẩy hình thành các tế bào mới cho các vùng bị tổn thương và nhờ vào sự thúc đẩy nhanh sự tổng hợp chất tạo keo.

Tuy nhiên, bệnh nhân nên xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá liều cao như trên vì dầu cá ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình đông máu (nhất là khi nhổ răng hay tiểu phẫu).

Acid béo hệ Omega-6 GLA: Là acid có khả năng ngăn chặn tiến trình sản sinh các chất prostaglandin gây chứng viêm. Hai công trình nghiên cứu cũng đã cho kết quả hứa hẹn với liều 1-3g/ngày. Tuy nhiên, không dễ tìm ra nguồn GLA. Dầu anh thảo (Evening primrose oil) có GLA, nhưng giá khá cao.

Ở Việt Nam, có thể tận dụng vi tảo Spirulina (9-11g/kg) dưới dạng viên nang 400mg tảo khô (tên biệt dược Linaforce). Theo lời khuyên của Ripley Fox- những người đầu tiên giới thiệu tảo Spirulina cho Việt Nam, người bị thấp khớp nên dùng 10g bột tảo khô mỗi ngày (tương đương 90mg acid GLA).

Các vitamin

hình minh họa

Tác dụng kháng oxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-carotene (còn gọi là tiền vitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp.

Vitamin C và D có khả năng cải thiện bệnh viêm xương- khớp. Một công trình nghiên cứu mới đây cũng chứng minh khả năng làm chậm sự tiến triển của căn bệnh này ở đầu gối, chỉ với liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương với hàm lượng sinh tố của 2 ly cam vắt) và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày.

Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa vitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Còn beta-carotene (có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí rợ, rau xanh... và các loại trái cây, rau củ có màu đỏ) cũng có tác dụng tương tự.

Như vậy, vấn đề bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau và trái cây tươi là việc rất nên làm đối với các bệnh nhân bị thấp khớp.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?