Tìm hiểu về bệnh Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp : là một bệnh mạn tính ảnh hưởng tới nữ giới nhiều gấp hai, ba lần nam giới. Viêm khớp tiến triển chậm dần theo tuổi tác nhưng gây tỷ lệ tàn tật và tử vong cao. Đây là bệnh tự miễn nhiễm, do cơ thể tiết ra các chất tấn công bao khớp, xâm nhập và phá huỷ ổ khớp.

Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp chưa rõ, nhưng yếu tố di truyền được xem có vai trò quan trọng. Tuổi mắc bệnh thường là trung niên nhưng vẫn có thể xảy ra ở tuổi 20 – 30. Nếu không điều trị,bệnh có thể ảnh hưởng các cơ quan khác một cách có hệ thống.

Triệu chứng thường là sưng đau, ấn đau, giới hạn cử động hay cứng khớp. Các khớp thường gặp là bàn tay, ngón tay, các lóng tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, ngón chân. Sáng ra bệnh nhân thường có cảm giác cứng, khó cử động bàn – ngón tay hay ngón chân trong nhiều giờ, càng vận động càng bớt cứng. Bệnh nhân cũng thấy tê các đầu ngón tay và ngón chân, nhất là về đêm hay vừa ngủ dậy. VIÊM KHỚP THƯỜNG CÓ TÍNH ĐỐI XỨNG. Bệnh nhân còn thấy chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ... Diễn biến lâu năm, các biến dạng khớp tiến triển dần do tổn thương nặng xương – sụn; xương kêu lạo xạo khi cử động; xuất hiện các nốt thấp dưới da quanh các khớp chịu lực.

Ảnh minh họa


Nguyên nhân :  
-  Tuổi tác: ít khi xuất hiện ở tuổi dưới 40

-  Phái tính: Phụ nữ thường bị viêm khớp nhiều hơn đàn ông, lý do tại sao thì ta chưa rõ
-  Di truyền: Đôi khi vì di truyến các khớp xương biến dạng hoặc thiếu sụn bọc
-  Chấn thương tại khớp xương do tai nạn
-  Chứng mập phì: Càng nặng thì các khớp xương càng chịu một trọng lượng cao hơn, như đầu gối, hông,
-  Những chứng bệnh khác ảnh hưởng đến xương và khớp xương : như thống phong (gout), viêm đa khớp dạng thấp.

Chứng bệnh này diễn tiến từ từ, mỗi ngày một nặng .Y học ngày nay chưa có cách chữa dứt chứng Viêm khớp,việc hạn chế sử dụng các khớp xương đau tập vật lí trị liệu,thể dục,thoa thuốc giảm đau…sẽ giảm đau đớn và duy trì phần nào các chức năng của khớp xương để bệnh nhân có thể tiếp tục sống theo sinh hoạt hàng ngày mà không trở thành tàn phế. Thuốc men và giải phẫu là hai cách chữa trị sau khi đã dùng các phương cách chữa trị khác mà sự đau đớn tại khớp xương không giảm.

Khi trời lạnh, ẩm khiến tình trạng bệnh của những người bị khớp trở nên nặng hơn. Những cách dưới đây có thể giúp bạn làm dịu cơn đau và phòng bệnh:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối rồi nướng nóng lên, sau đó đắp vào khớp.

Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm giảm đau, giảm sưng.

Còn với những người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì...) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Hoặc có thể ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15 - 30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau và phòng bệnh đau khớp cổ chân.

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?