Tìm hiểu về bệnh VIÊM QUANH KHỚP VAI và giải pháp hay từ thảo dược

Đau vai là chứng bệnh nhiều người mắc phải, trong đó hơn 90% cơn đau vai là do viêm quanh khớp vai. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, giới chuyên gia khuyên người mắc nên sử dụng thảo dược. Vậy hiệu quả của phương pháp này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu!

Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai do đâu?

Viêm quanh khớp vai là bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, ở cả 2 giới. Bệnh gây ra các thương tổn phần mềm quanh khớp như cơ, gân, bao gân, dây chằng, thần kinh, mạch máu,… Viêm quanh khớp vai do nhiều nguyên nhân gây nên. Cụ thể:

- Độ tuổi: Bệnh xuất hiện nhiều ở những người trong độ tuổi trung niên trở đi, khoảng từ 40 - 60 tuổi.

- Giới tính: Thống kê cho thấy, tỷ lệ đàn ông mắc bệnh cao hơn khá nhiều so với phụ nữ.

- Chấn thương: Những người bị chấn thương vai, bao gồm cả chấn thương phần mềm lẫn phần cứng sẽ dễ mắc bệnh hơn.

– Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai như cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.

– Nghề nghiệp lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại, gây tổn thương gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay.

- Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng bị tiểu đường, đột quỵ não, viêm khớp dạng thấp,... cao gấp 3 - 4 lần so với người thường.

Triệu chứng viêm quanh khớp vai thường gặp

Ở giai đoạn đầu, đó chỉ là những cơn đau ngắn ngày. Khi tình trạng diễn biến nặng hơn, cơn đau sẽ kéo dài liên tục, dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào ban đêm, khi thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh. Không chỉ vậy, người bệnh còn cảm thấy đau lan lên cổ hoặc tràn xuống cánh tay, khi vai vô tình va chạm sẽ cảm thấy nhức, tê liệt, điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc đưa tay lên xuống hay quay vòng khớp vai. Nếu sau một thời gian dài không vận động thì các tổ chức phần mềm quanh khớp vai và cơ lực dần dần sụt giảm. Khi đó, ngay cả những hoạt động sinh hoạt bình thường như chải đầu, rửa mặt, mặc quần áo, chống nạnh,… cũng sẽ không thực hiện được.

Người bị viêm quanh khớp vai thường sợ lạnh, không dám ra gió, trong những ngày mưa hoặc trời lạnh ẩm thì tình trạng sẽ càng nặng thêm. Ngoài ra, dấu hiệu nổi bật của viêm quanh khớp vai là khi ấn lên gân cơ nhị đầu hoặc cơ delta tại mỏm cùng vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau.

Cách điều trị viêm quanh khớp vai hiện nay như thế nào?

Bất kỳ ai khi được chẩn đoán xác định thường hay băn khoăn bệnh viêm quanh khớp vai chữa như thế nào, bởi khớp vai đóng vai trò rất quan trọng, chi phối các hoạt động thường ngày của cơ thể. Một số biện pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

- Nhóm thuốc giảm đau: Gồm các thành phần acetaminophen, codein,... khi đi vào cơ thể sẽ ức chế đường truyền tín hiệu đau nhức đến não bộ, giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa, gây đau dạ dày, suy gan, suy thận. 

- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, diclofenac, piroxicam,... giúp chống viêm, giảm đau đối với trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc NSAIDs, cần chú ý đến liều lượng, bởi nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa, tăng men gan, tăng huyết áp. Nghiêm trọng hơn có thể gây: Suy thận cấp, chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ vân có thành phần eperisone, mephenesine,… chống co thắt cơ vai, hỗ trợ giảm đau nhức.

 Thuốc điều trị viêm quanh khớp vai

Thuốc điều trị viêm quanh khớp vai

- Tiêm corticoid: Với những trường hợp bệnh nặng, việc dùng thuốc đường uống không còn tác dụng thì người mắc sẽ được chỉ định tiêm corticoid để giảm đau nhanh. Biện pháp này thường đem lại nhiều tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, gây viêm loét dạ dày, loãng xương,...

Vật lý trị liệu

Dùng thuốc có thể giúp khắc phục tình trạng sưng viêm, đau nhức nhưng khó ngăn bệnh tái phát. Sau khi dừng thuốc một thời gian, nhiều người thường thấy đau vai trở lại. Vì thế, trong quá trình điều trị, người mắc cần áp dụng các liệu pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai kèm theo như:

- Chườm lạnh trong giai đoạn cấp tính bằng cách bỏ những viên đá nhỏ vào khăn sạch hoặc túi cao su. Không nên chườm đá trực tiếp trên da. Trong giai đoạn cấp không nên chườm nóng vì sẽ làm cơn đau tăng lên. Khi đã qua giai đoạn cấp, người bị viêm quanh khớp vai có thể chườm nóng, chạy tia hồng ngoại, kích thích điện.

- Vận động liệu pháp: Ở giai đoạn đầu, người bệnh nên để vai nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động thể thao hoặc làm việc quá sức trong vài tuần. Khi khớp đã ổn định thì cần luyện tập ngay bằng những bài tập đơn giản, theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, tăng dần về thời gian và số lần. Việc tập luyện khớp vai nhằm mục đích: Làm tăng cơ lực và tăng tầm vận động của khớp vai.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Áp dụng biện pháp này nhằm khâu lại gân đứt ở những người trẻ tuổi. Với người già, do tổn thương thoái hóa ở cả những gân lân cận nên chỉ điều trị ngoại khoa nếu nội khoa thất bại. 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?