Tràn dịch khớp gối là gì? Xem ngay thông tin hữu ích dành cho bạn!

Tràn dịch khớp gối gây nên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khiến người mắc gặp khó khăn khi di chuyển. Vậy tràn dịch khớp gối là gì, dấu hiệu nhận biết như thế nào và phải làm sao để khắc phục tình trạng này cho hiệu quả mà vẫn an toàn? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Khớp gối đóng vai trò vô cùng quan trọng, ngoài chức năng vận động, giúp con người có thể đi lại, chạy nhảy, đứng ngồi hàng ngày thì chúng còn phải chịu trọng lượng của cả cơ thể dồn xuống, nhất là khi hoạt động. Có nhiều vấn đề xảy ra tại đầu gối, trong đó thường gặp là tình trạng tràn dịch khớp gối.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối làm hạn chế vận động. Mặc dù không phải là một bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh minh họa tràn dịch khớp gối 

Hình ảnh minh họa tràn dịch khớp gối

Một số nguyên nhân thường gặp của tràn dịch khớp gối gồm có:

- Tràn dịch sau các chấn thương: Các loại chấn thương sau khi chơi thể thao hay vận động quá sức hoặc tai nạn lao động, sinh hoạt khiến sụn khớp bị tổn thương, giãn hoặc đứt dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau hay rách sụn chêm, gãy xương,...

- Tràn dịch trong các bệnh lý về khớp: Một số bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến tràn dịch khớp gối có thể kể đến như thoái hóa khớp, nhiễm trùng khớp, gout hoặc viêm khớp dạng thấp, rối loạn đông máu,...

- Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối, một số loại vi khuẩn thường thấy là: Vi khuẩn lao, Mycoplasma, ngoài ra còn có virus hoặc vi nấm.

Các dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp gối

Người bị tràn dịch khớp gối có biểu hiện sưng nề ở khớp gối, một bên gối này sẽ to hơn bên gối còn lại. Khớp cử động bị hạn chế, không được linh hoạt, có hiện tượng tượng đau khớp ít hay nhiều hoặc khiến người bệnh không di chuyển được.

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy chú ý vì rất có thể đã bị mắc bệnh tràn dịch khớp gối:

- Lượng dịch ở trong khớp gối tăng lên, đến một lúc nào đó chèn ép dây thần kinh, gây sưng đau.

- Một bên gối sưng nề, to hơn với bên còn lại.

- Gây cảm giác đau đớn khiến người bệnh ngại vận động.

- Sốt: Trường hợp tràn dịch khớp gối do nhiễm khuẩn thường có biểu hiện sốt.

- Có một số biến chứng như: Dính khớp, xơ cứng khớp, hạn chế vận động.

Điều trị tràn dịch khớp gối như thế nào?

Với trường hợp nhẹ thì có thể sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng, viêm. Tuy nhiên, việc dùng các thuốc này kéo dài có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày,… Nếu bị tràn dịch quá nhiều, bệnh có diễn biến nặng, cần chọc hút dịch nhằm giảm áp lực lên khớp gối. Tuy nhiên, lạm dụng chọc hút dịch khớp có thể dẫn đến tình trạng xơ cứng khớp, dính khớp, thậm chí phá hủy khớp do nhiễm trùng.

 Chọc hút dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối

Đối với những người bị tổn thương khớp gối nặng, không thể phục hồi thì lúc đó có thể phải phẫu thuật thay khớp. Phương pháp này đòi hỏi chi phí cao.

Bên cạnh đó, người bệnh cần phải lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày, tránh vận động quá mạnh gây tổn hại khớp. Ngoài ra, việc bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên sẽ giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng bệnh.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?