Viêm khớp dạng thấp- Bệnh tự miễn đáng sợ

Triệu chứng bệnh:

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch khớp, bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: khớp ở bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối và có tính chất đối xứng hai bên. Bệnh gây cứng khớp buổi sáng hoặc kéo dài nhiều giờ gây khó khăn khi vận động, kèm theo các triệu chứng tại khớp là sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút…

Giai đoạn khởi phát, bệnh thường kéo dài 1 - 3 năm. Bệnh diễn biến từng đợt, ở giai đoạn này, chưa có dấu hiệu tổn thương “bào mòn” sụn khớp và đầu xương. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách sẽ đạt hiệu quả tốt.

Giai đoạn toàn phát, do hậu quả của viêm màng hoạt dịch, nên bắt đầu xuất hiện tổn thương “bào mòn” sụn khớp và đầu xương, các tổn thương này khi đã xuất hiện thì khó khỏi hoàn toàn được. Nếu không chữa trị đúng, các tổn thương ngày càng nặng, làm khe khớp hẹp dần, các đầu xương dính lại, gây biến dạng khớp (ngón tay hình cổ cò, bàn tay gió thổi,…), teo cơ, cứng khớp và mất khả năng vận động khớp…

Các yếu tố nguy cơ:

Nguyên nhân bệnh chưa được khẳng định một cách chính xác nhưng có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn ở nam giới 2 -3 lần, bệnh thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 60. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở nhóm tuổi trẻ hoặc tuổi già. Nếu như trong gia đình có người bị VKDT thì càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, tuy không có bằng chứng ghi nhận có sự lây bệnh trực tiếp. Ngoài ra hút thuốc lá là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Việc nhanh chóng bỏ thuốc lá sẽ làm giảm nguy cơ.

Phương pháp điều trị:

Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để phục hồi sức khoẻ, cần áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất, nên ăn những loại cá, hải sản giàu omega 3, omega 6 như cá hồi, cá thu, cá ngừ... Người bị viêm khớp dạng thấp cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp điều trị: nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng… Các thuốc giảm đau chống viêm được sử dụng và có hiệu quả làm giảm triệu chứng, tuy nhiên có thể gây nhiều tác dụng phụ như gây viêm, loét dạ dày tá tràng, làm suy giảm đến chức năng gan thận.  



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?