Viêm khớp dạng thấp dễ nhầm với bệnh gut

Viêm khớp dạng thấp

 

 Do cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm viêm khớp dạng thấp (VKDT) với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

 

 Viêm khớp dạng thấp xảy ra do cơ chế tự miễn và thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên (chiếm 75%) với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau và đối xứng hai bên, liên quan đến nhiều khớp, đặc biệt là những khớp nhỏ như: bàn – ngón tay, cổ tay, mắt cá chân,… Bên cạnh đó, do có tính chất tự miễn hệ thống nên VKDT còn tác động đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và gây các triệu chứng toàn thân: sốt, mệt mỏi, nổi nốt thấp dưới da,…

 

 Đối với gút, nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn chuyển hóa axit uric, thường gặp ở nam giới (chiếm tới 90%). Khác với VKDT, gút không diễn ra đồng thời tại nhiều khớp mà thường là một khớp (ngón chân cái chiếm 70%) và có tính chất di truyền, liên quan tới chế độ ăn uống.

 

 Khi xuất hiện triệu chứng tại khớp, bệnh nhân cần đi khám để được chẩn đoán chính xác. (Ảnh minh họa)

 

 Để chẩn đoán bệnh, đối với VKDT, bác sĩ căn cứ vào yếu tố dạng thấp RF (+) trong máu. Với bệnh nhân gút, bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số nồng độ axit uric trong máu tăng cao hoặc chọc dịch khớp và soi kính hiển vi tìm tinh thể hình kim muối urat.

 

 Viêm khớp dạng thấpbệnh tự miễn có diễn biến phức tạp, lâu dài và dễ nhầm với gút. Do vậy, bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác để điều trị đúng hướng, giảm thiểu nguy cơ tàn phế. Tùy theo mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?