Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì luôn là vấn về dinh dưỡng được rất nhiều người đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể, dinh dưỡng hợp lý còn giúp giảm thiểu triệu chứng của người bệnh. Vậy làm sao để xây dựng được chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng bệnh? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm mạn tính, gây tổn thương màng hoạt dịch khớp, lâu dài dẫn đến dính và biến dạng khớp, được xác định nguyên nhân là do rối loạn hệ miễn dịch.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị đau cứng khớp bàn tay
Khi bị viêm khớp dạng thấp, người mắc thường có biểu hiện sau:
+ Đau hoặc nhức ở nhiều khớp
+ Căng cứng ở nhiều khớp
+ Đau và sưng ở nhiều khớp
+ Các triệu chứng có tính đối xứng (chẳng hạn như ở cả hai tay hoặc cả hai đầu gối)
+ Giảm cân
+ Sốt
+ Mệt mỏi hoặc mệt mỏi
Thực phẩm tốt cho người viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị như: Dùng thuốc, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu… người không may mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên chú ý chế độ ăn uống.
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm, cung cấp các dưỡng chất và giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý.
Kiểm soát cân nặng là một trong những điều quan trọng vì cân nặng dư thừa gây thêm áp lực lên các khớp, khiến tình trạng viêm, đau trở nên nặng hơn. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Hơn nữa, chất béo trong cơ thể tạo ra các protein gọi là cytokin thúc đẩy quá trình viêm.
Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của mình:
Cá béo
Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và một số loại cá nước mặn khác rất giàu axit béo omega-3, có thể giúp kiểm soát chứng viêm.
Ngoài ra, vitamin D trong cá thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, hỗ trợ tốt quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp và phòng ngừa loãng xương.
Cá hồi giàu omega-3 đặc biệt tốt cho xương khớp
Trái cây và rau xanh
Rau xanh và trái cây rất giàu chất chống oxy hóa, giúp ổn định các gốc tự do - thành phần có thể gây viêm và tổn thương tế bào. Hơn nữa, chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, polyphenol giúp giảm tổng hợp protein phản ứng C - một dấu hiệu của phản ứng viêm.
Rau xanh và trái cây giàu chất chống oxy hóa
Các loại ngũ cốc
Yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác có thể làm giảm mức độ viêm nhiễm và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, vốn tăng cao ở những người mắc viêm khớp dạng thấp.
Ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm phản ứng viêm và nguy cơ tim mạch
Đậu Hà Lan
Các loại đậu này là một nguồn cung cấp protein dồi dào, rất quan trọng đối với sức khỏe cơ bắp. Chúng đặc biệt cần thiết cho người bị viêm khớp dạng thấp vì họ dễ bị yếu cơ. Hơn nữa, đậu Hà Lan và một số loại đậu khác như: Đậu đen, đậu đỏ, đậu mắt đen hầu như không có chất béo. Chúng chứa chất oxy hóa và rất giàu axit folic, magie, sắt, kẽm, kali, tất cả đều có lợi cho tim và hệ miễn dịch.
Các loại hạt
Một số loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, mắc ca, hạt thông giàu chất béo không bão hòa có lợi cho sức khỏe. Các loại quả này được công nhận có đặc tính bảo vệ tim và chứa các chất dinh dưỡng quan trọng. Quả óc chó đặc biệt tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp vì chúng chứa nhiều omega-3.
Các loại hạt giàu omega-3 và chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp
Dầu oliu
Người bị viêm khớp dạng thấp nên dùng dầu oliu thay các loại dầu và chất béo khác. Vì ngoài chất béo không bão hòa lành mạnh, nó còn chứa một hợp chất oleocanthal có tác dụng giảm viêm và tác động giống như ibuprofen trong việc giảm đau.
Hạn chế thực phẩm khiến tình trạng viêm nặng hơn
Nhiều nghiên cứu cho rằng, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Vậy người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để mau chóng phục hồi? Lời khuyên được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra như sau:
Thịt đỏ và sữa
Thịt đỏ và sữa là nguồn cung cấp chất béo bão hòa chính cho cơ thể, góp phần kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, từ đó làm nặng thêm triệu chứng của bệnh. Người viêm khớp dạng thấp nên kiêng các loại thịt đỏ như: Thịt bò, thịt chó,... và hạn chế uống sữa.
Dầu ngô
Dầu ngô chứa nhiều axit béo omega-6, thủ phạm gây tăng cân và viêm khớp nếu bạn quá lạm dụng. Chúng ta cũng nên hạn chế một số thực phẩm như: Dầu hướng dương, cây rum, đậu nành và dầu thực vật,…
Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến
Đây là nguồn cung cấp chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hóa, được tạo ra sau quá trình hydro hóa dầu thực vật trong quá trình chế biến thực phẩm. Chúng có thể gây viêm khắp cơ thể bạn. Thêm vào đó, chúng làm tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bị viêm khớp dạng thấp.
Hạn chế lượng đường đưa vào cơ thể
Bánh kẹo, đồ ngọt có thể tác động vào yếu tố khởi động quá trình viêm và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hệ xương khớp. Người bị viêm khớp dạng thấp không nên dùng quá 15g đường/ngày.
Những thực phẩm người viêm khớp dạng thấp nên tránh xa
Hạn chế ăn muối
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp và đang dùng thuốc steroid sẽ dẫn đến tích nhiều muối và nước trong cơ thể, tăng cao nguy cơ mắc huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương,... Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên dùng tối đa 10g muối/ngày.
Rượu
Rượu có thể tương tác với các loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp như: Kháng viêm, giảm đau, chống tự miễn gây ra tình trạng viêm loét, xuất huyết và dạ dày và có hại cho gan. Người bệnh nên tránh uống rượu khi đang dùng các thuốc này.