Đau khớp mắt cá chân là tình trạng phần mắt cá bị đau nhức, sưng phù do chấn thương hoặc bệnh lý. Đây là căn bệnh không hề hiếm gặp và bất cứ ai cũng có khả năng mắc phải. Triệu chứng này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để tìm được cách chữa đau khớp mắt cá chân tốt nhất, trước hết chúng ta cần hiểu rõ bệnh đau khớp mắt cá chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Người bị đau khớp mắt cá chân cần lưu ý gì để giảm gánh nặng cho khớp, hạn chế các cơn đau nhức, tê cứng khớp? XEM NGAY!
Đau khớp mắt cá chân là bệnh gì?
Mắt cá chân là vị trí phức tạp trên cơ thể vì có nhiều khớp nhỏ. Xung quanh mắt cá chân là các gân chạy từ chân đến bàn chân, vì vậy có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng sưng, đau khớp mắt cá chân. Cụ thể:
- Thoái hóa khớp cổ chân: Triệu chứng của bệnh này là đau một hay nhiều khớp khi hoạt động quá mức, đau có tính chất cơ học (đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi). Người bệnh thường cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy, giảm khi xoa bóp, cử động nhẹ nhàng.
Đau khớp mắt cá chân là biểu hiện của nhiều bệnh lý
- Bong gân: Đây là hiện tượng xảy ra khi dây chằng giữ mắt cá chân bị kéo căng bất ngờ, quá mức. Tình trạng này dễ chữa trị, hồi phục nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Để giảm đau mắt cá chân khi bị bong gân, bạn nên chườm đá lạnh, kê cao chân, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Viêm khớp cổ chân: Người bị viêm khớp cổ chân khi vận động thường đau xương khớp, nắn xung quanh các khớp xương thấy đau, sưng, hạn chế cử động.
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm cách điều trị phù hợp, bạn nên đi khám ở bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp. Lựa chọn các chuyên khoa về cơ xương khớp phù hợp là điều có ý nghĩa quan trọng đối với người bị đau khớp mắt cá chân. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn những lựa chọn điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
5 thói quen người bị đau khớp mắt cá chân nên từ bỏ
Các chuyên gia cho biết, đau mắt cá chân có thể trở nên trầm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, một số thói quen làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, bạn nên thay đổi càng sớm càng tốt.
Chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng, gây tăng cân
Khi thừa cân, béo phì, bạn không những có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường,... mà còn khiến cho vấn đề xương khớp càng thêm nặng. Vì khi trọng lượng cơ thể vượt quá giới hạn cho phép sẽ gia tăng áp lực lên khớp, đặc biệt là những khớp ở chân, tác động xấu đến sụn và xương dưới sụn khi bạn đi, đứng, chạy, nhảy. Vì thế, những người bị viêm khớp mắt cá chân không nên ăn quá nhiều, nhất là những món chiên xào, nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật và cũng cần tránh ăn khuya sẽ dẫn đến thừa cân.
Cố gắng giữ cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực cho khớp
Mang giày không tất gây nấm chân, dẫn đến nhiễm trùng khớp
Thói quen mang giày không tất, đặc biệt là ở nam giới rất dễ gây nấm chân, từ đó có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm khớp mắt cá chân. Những đôi giày tây, giày thể thao của phái mạnh thường có thiết kế kín, chất liệu dày, không tạo được sự thông thoáng, rất dễ ra mồ hôi chân khi mang. Hơn nữa, những đôi giày dạng này rất ít được giặt sạch nên chứa nhiều vi khuẩn. Khi ấy, phần khớp cổ chân vốn đã bị viêm giờ càng tổn thương nặng hơn.
Mang giày chật, giày cao gót gây chèn ép khớp
Những đôi giày chật, không đúng kích cỡ khiến chân bị bó buộc, các ngón chân, mắt cá chân bị chèn ép sẽ gây ra cơn đau nhức. Trong khi đó, giày cao gót làm gia tăng áp lực lên bàn chân, cản trở sự lưu thông máu gây đau, nhức mỏi. Vì thế, khi đã bị viêm khớp mắt cá chân, bạn cần hạn chế tối đa mang giày chật, giày cao gót để giảm gánh nặng cho khớp đang bị tổn thương.
Đi, đứng nhiều khiến khớp đau nhức
Khi bị viêm khớp mắt cá chân, nhất là trong khoảng thời gian 2 tuần đầu, bạn không nên đứng hoặc đi lại nhiều. Vì khi bạn đứng lâu ở một tư thế, đôi chân phải chống đỡ toàn bộ sức nặng của cơ thể, phần khớp mắt cá chân cũng phải chịu lực tác động nên sẽ bị đau, khó hồi phục. Ngược lại, khi bạn đi lại nhiều, phần khớp này cũng phải liên tục hoạt động. Lúc này, bề mặt sụn và xương dưới sụn vốn đã bị thương do bệnh viêm khớp giờ lại càng dễ bị bào mòn hơn, khiến cho cơn đau tăng nặng, bệnh khó hồi phục.
Ngồi xổm, xếp bằng tăng áp lực cho khớp
Ngồi xổm làm gia tăng cơn đau do viêm khớp
Nếu ngồi ở tư thế xếp bằng, tức hai chân bắt chéo đặt sát xuống sàn nhà thì mặt ngoài của mắt cá chân cũng sẽ bị tì sát xuống sàn. Trong khi đó, thói quen ngồi xổm sẽ dồn lực lên đôi chân. Hơn nữa, tư thế này khiến máu lưu thông kém, phần khớp từ đầu gối trở xuống các ngón chân rất dễ bị tê cứng, nhức mỏi. Do đó, ngay cả khi bạn không bị viêm khớp mắt cá chân thì cũng nên tránh ngồi kiểu này để giữ cho khớp được khỏe, hạn chế đau, nhức, mỏi.
Cách chữa đau khớp mắt cá chân hiệu quả
Đi khám sớm để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị mang lại kết quả tốt hơn. Một số cách chữa đau khớp mắt cá chân thường được nhiều người áp dụng như:
- Chế độ ăn uống khoa học: Nói không với các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá. Không ăn đồ cay nóng, các thực phẩm nhiều đạm hay món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Giữ cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân nhanh, tạo nhiều áp lực lên bàn chân.
- Chườm đá lạnh: Chỉ cần chườm đá lạnh vào vùng khớp mắt cá bị sưng đau khoảng 10 - 20 phút. Mỗi ngày vài lần, bạn sẽ cảm thấy giảm đau rất nhiều. Tương tự, bạn có thể chườm nóng. Đây là 2 phương pháp có kết quả khả quan ngay lập tức.
- Tập luyện: Khi cơn đau đã giảm, bắt đầu tập luyện các động tác thể dục nhẹ nhàng cho mắt cá chân. Xoay khớp mắt cá chân theo vòng tròn, theo các hướng trái phải, lên xuống.
- Vật lý trị liệu: Tham gia trị liệu bằng phương pháp châm cứu và bấm huyệt dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.