Bạn đang lo lắng bệnh viêm khớp lâu ngày có gây tàn phế không, có làm tổn thương đến cơ quan khác ??.
Sau đây là những 10 vấn đề bạn cần quan tâm nhằm ổn định bệnh và ngăn chặn biến chứng.
Sống lạc quan, yêu đời sẽ hạn chế cơn tái phát
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn:Có rất nhiều người nghỉ rằng viêm khớp dạng thấp là bệnh do tổn thương xương khớp, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng viêm khớp dạng thấp là do rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể gây ra. Vì vậy việc tăng cường hệ miễn dịch đối với bệnh nhân này là quan trọng.
Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương nhiều cơ quan:Bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày không những gây tổn thương tại khớp (tàn phế) ma còn tổn thương các cơ quan nội tạng khác: Tim, thận,…
Bệnh của chị em: Theo thống kê cho thấy, bệnh viêm khớp dạng thấp gặp ở 95% ở phụ nữ , đặc biệt là chị em sau khi sinh, bước vào giai đoạn mãn kinh.
Thời tiết và tâm lí có ảnh hưởng đến bệnh: Cơn đau thường tái phát khi thời tiết trở lạnh, bệnh nhân có vấn đề về tâm lí như lo lắng, stress, mệt mỏi.
Xóa tan lo lắng = xóa tan cơn đau: Lo lắng và áp lực tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp và thúc đẩy bệnh phát triển nhanh hơn. Do vậy, bên cạnh các biện pháp chữa trị thì các “kỹ thuật thư giãn” cũng là những yếu tố xóa tan cơn đau và hồi phục hoạt động cho cơ thể. Bạn có thể hỏi bác sỹ một số bài tập để thư giãn.
Hệ xương có thể gặp nguy hiểm Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp có thể bị loãng xương và dễ gãy. Có thể là do các loại thuốc dùng để điều trị kháng viêm ở những bệnh nhân này. Bổ sung chế độ ăn giàu can-xi và vitamin D sẽ giúp bạn có bộ xương chắc khỏe. Ngoài các sản phẩm từ sữa, rau xanh, cá nước mặn và lòng đỏ trứng cũng là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
Từ bỏ thói quen hút thuốc lá Thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu đăng tải trên trang Annals of the Rheaumatic Diseases, các nhà nghiên cứu cho biết rằng 1/3 các trường hợp viêm khớp dạng thấp nặng có liên quan đến hút thuốc lá.
Hoàn toàn có thể “sống hòa bình” với chứng bệnh này: Duy trì các khớp luôn hoạt động sẽ có thể giúp xóa tan cơn đau và bảo vệ những bạn khỏi những biến chứng như bệnh tim. Hãy dành 30 phút mỗi ngày để có những bài tập luyện chuyên sâu vừa phải. Tập trung vào 3 loại vận động sau:
- Hoạt động tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim mà không ảnh hưởng đến các khớp như bơi, đi bộ.
- Hoạt động tăng cường sức mạnh cho cơ khớp nhưng các bài tập cân nặng nhằm giảm áp lực lên các khớp.
-Hoạt động cân bằng như đứng bằng một chân để giảm nguy cơ bị ngã.
Tuy nhiên cần có sắp xếp hợp lý và thời gian nghỉ ngơi phù hợp nhất.