Viêm khớp dạng thấp là bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch, không chỉ ảnh hưởng tại khớp như đau khớp, teo cơ, biến dạng khớp… mà bệnh còn gây hậu quả nặng nề, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp dạng thấp là sưng, nóng, đỏ, đau do viêm màng hoạt dịch khớp, thường bắt đầu từ các khớp nhỏ ở ngoại biên như: khớp bàn tay, cổ tay, bàn - ngón tay, bàn - ngón chân, khớp gối và có tính chất đối xứng hai bên. Bệnh gây cứng khớp buổi sáng hoặc kéo dài nhiều giờ gây khó khăn khi vận động, kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút,…
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh thường kéo dài 1 - 3 năm, diễn biến từng đợt và chưa có dấu hiệu tổn thương “bào mòn” sụn khớp, đầu xương. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách thì sẽ đạt hiệu quả tốt.
Bước sang giai đoạn toàn phát, do hậu quả của viêm màng hoạt dịch nên bắt đầu xuất hiện tổn thương “bào mòn” sụn khớp và đầu xương. Nếu không được chữa trị đúng, các tổn thương ngày càng nặng, làm hẹp khe khớp, những đầu xương dính lại, gây biến dạng khớp (ngón tay hình cổ cò, bàn tay gió thổi,…), teo cơ, cứng khớp và mất khả năng vận động,…
Ngoài làm tổn thương khớp, viêm khớp dạng thấp còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể như: tổn thương cơ tim, viêm màng ngoài tim, gây u và bệnh thiếu máu cục bộ ở tim; viêm màng phổi, xơ phổi; viêm ở tuyến lệ tại mắt và tuyến nước bọt, viêm giác mạc, viêm mống mắt thể mi; viêm ở các mạch máu hoặc tổn thương thần kinh gây ung nhọt trên da, các vùng đen trên móng tay. Vì vậy, việc điều trị viêm khớp dạng thấp sớm và đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra.
Để điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh thường được kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như: nội khoa, ngoại khoa, vật lý, chỉnh hình, phục hồi chức năng,… Tuy nhiên, các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng giúp làm giảm triệu chứng của bệnh nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ như gây viêm, loét dạ dày tá tràng, làm suy giảm chức năng gan thận,... nên cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý: thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin và khoáng chất; ăn những loại cá, hải sản giàu omega 3, omega 6 (như cá hồi, cá thu, cá ngừ),...
Lo ngại trước tác dụng phụ của thuốc tây y trong điều trị viêm khớp dạng thấp, hiện nay, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học trên toàn quốc.