Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân?

Nhiều người cho rằng bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ gây ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Thế nhưng thực tế tình trạng này cũng tác động rất lớn đến chân, gây biến dạng các khớp xương của ngón chân. Để hiểu rõ hơn bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân thì mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thông tin chung về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn xảy ra do các tế bào trong cơ thể bị thoái hóa, thiếu năng lượng. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến mất thông tin, làm hệ miễn dịch nhận diện sai mô, sụn khớp là các kháng nguyên lạ nên đã hình thành kháng thể tự sinh để chống lại kháng nguyên đó. Đa số trường hợp bệnh khởi phát từ từ và tăng dần, nhưng có khoảng 15% bắt đầu đột ngột với những triệu chứng cấp tính. Người bệnh có thể thấy các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, tê các đầu chi, đau nhức và cứng khớp khi ngủ dậy. Khoảng 2/3 trường hợp bắt đầu bằng tình trạng viêm một khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay, sau lan dần xuống khớp gối, bàn chân, cổ chân, ngón chân,... đối xứng hai bên khớp, sưng đau, hạn chế vận động, ít nóng đỏ,... Các khớp viêm tiến triển nặng dần dẫn đến tình trạng dính, biến dạng khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến bàn chân?

Nhiều người cho rằng viêm khớp dạng thấp - một căn bệnh mạn tính chỉ gây viêm tại khớp ở cổ tay và bàn tay. Thế nhưng, trên thực tế có hơn 90% trường hợp mắc bệnh lại phát triển các triệu chứng ở bàn chân và cổ chân. Sau đây là những ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đến các khớp ở khu vực này:

Cổ chân

Viêm khớp dạng thấp khiến cho khớp cổ chân của bạn bị sưng đau không chỉ 1 mà cả 2 bên, làm ảnh hưởng đến việc đi lại, di chuyển hàng ngày, gây khó khăn khi đi trên dốc và leo cầu thang.

Gót chân

Đau nghiêm trọng ở gót chân là triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp. Theo thời gian, nó sẽ gây ảnh hưởng lên dây chằng của bàn chân, khiến xương lệch ra khỏi vị trí bình thường dẫn tới biến dạng bàn chân bẹt. Do vậy, bất cứ tình trạng viêm nào ở khu vực này cũng đều gây khó khăn cho việc đi lại trên các bề mặt gồ ghề như cỏ hay sỏi đá.

Lòng bàn chân

Viêm khớp dạng thấp không chỉ làm tổn thương sụn dẫn tới đau khớp mà còn khiến cho các dây chằng ở khu vực lòng bàn chân trở nên yếu dần đi, vòm bàn chân bị sập xuống, phía trước bàn chân vẹo ra ngoài. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm có thể làm biến dạng bàn chân.

Ngón chân và mũi bàn chân

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây tổn thương sụn gây đau đớn cực độ mà còn làm biến dạng ở khớp ngón chân và bàn chân, khiến cho việc cử động trở nên khó khăn. Vì thế, việc phát hiện và điều trị sớm để giảm các triệu chứng là điều rất cần thiết.

Cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn, việc điều trị chỉ nhằm mục đích giảm tình trạng viêm và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Thông thường việc cải thiện các triệu chứng chủ yếu là dùng thuốc, song với trường hợp biến dạng khớp nặng có thể sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật.

- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: Ù tai, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan thận, tim mạch.

- Nhóm thuốc steroid: Giúp giảm viêm, đau và làm chậm sự tổn thương khớp. Mặc dù việc sử dụng steroid trong thời gian ngắn có thể làm bệnh nhân cảm thấy tốt hơn nhưng nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét - chảy máu dạ dày, loãng xương, sụt cân và dễ mắc bệnh tiểu đường.

 Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

- Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Bao gồm hydroxychloroquine, sulfasalazine, minocycline hay methotrexate. Nhóm thuốc này thường dùng vào giai đoạn sớm khi ảnh hưởng của bệnh lên khớp chưa nhiều.

- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Một số thuốc thường dùng như leflinomide, azathioprine, cyclosporine, cyclophosphamide, tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tấn công và loại bỏ những tế bào có liên quan gây ra bệnh.

- Nhóm ức chế TNF-alpha: Cytokine hoặc tế bào protein hoạt động như tác nhân kháng viêm làm giảm đau, sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc dùng nhóm ức chế TNF-alpha có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm lao hoặc nấm hay rối loạn máu.

- Phẫu thuật: Thông thường, việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng với những trường hợp nặng, mất hết khả năng vận động. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí tốn kém và nguy cơ rủi ro cao. 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?