Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến cổ tay? Xem ngay kẻo lỡ!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính với những triệu chứng xuất hiện chủ yếu ở cổ tay, bàn tay,... Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống hàng ngày của người mắc. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng như thế nào đến cổ tay, bàn tay, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thông tin về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, khiến cho hệ miễn dịch nhận diện sai các mô, sụn khớp là những kháng nguyên lạ, nên đã hình thành kháng thể tự sinh để chống lại kháng nguyên đó.

Bệnh xuất hiện cùng với những triệu chứng như: Cứng khớp vào buổi sáng, đau nhức, khớp sưng tấy, nóng đỏ, mệt mỏi, chán ăn,... Viêm khớp dạng thấp ban đầu có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ và gần bàn như: Khớp ngón tay, khớp cổ tay,... rồi lan dần xuống khớp gối, bàn chân và ngón chân.

Viêm khớp dạng thấp nếu không kiểm soát tốt có thể khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: Hội chứng ống cổ tay, tổn thương khớp, bệnh loãng xương, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn phế.

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến cổ tay như thế nào?

Khớp cổ tay là một trong những vị trí chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi bệnh tiến triển sẽ gây ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động và sự linh hoạt của khớp cổ tay. Viêm khớp dạng thấp sẽ phá hủy sụn khớp, các mặt xương của khớp sẽ va chạm và trượt lên nhau, gây tổn thương cổ tay.

Bệnh khiến khớp cổ tay bị đau và sưng to. Theo thời gian, quá trình viêm này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, làm biến dạng khớp cổ tay. Người mắc viêm khớp dạng thấp cũng có thể có những nốt nằm ở gần cổ tay, không đau, không vỡ được gọi là hạt dạng thấp.

Ban đầu, những biểu hiện của bệnh tại cổ tay còn nhẹ, người mắc chỉ cảm thấy khó chịu ở một vài thời điểm trong ngày hoặc khi bị đè ấn, chịu tác động từ một lực bên ngoài.

Về sau, cơn đau trở nên nặng và dai dẳng hơn, người bệnh sẽ khó chịu kể cả khi không có đợt cấp. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp còn biểu hiện một số triệu chứng như: Mệt mỏi, sụt cân, sốt nhẹ, yếu cơ,...

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở cổ tay

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn viêm khớp dạng thấp, việc điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng viêm và làm chậm quá trình tổn thương khớp. Một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp ở cổ tay thường gặp là:

Các bài tập vận động: Luyện tập cổ tay giúp cải thiện sự linh hoạt, phạm vi hoạt động, sức mạnh của cơ, nhằm giảm sự khó chịu nơi tổn thương. Người mắc có thể thực hiện một số bài tập sau đây:

- Gập và duỗi cổ tay thường xuyên giúp tăng tuần hoàn và cải thiện sự dẻo dai cũng như phạm vi vận động.

- Bóp một trái bóng nhỏ mỗi ngày nhằm giữ cho các gân cơ ở cổ tay hoạt động, tăng sức mạnh cho bàn tay.

- Bơi lội, tập dưỡng sinh, đi bộ,... là một trong những bộ môn vừa giúp nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bằng thuốc: Thuốc giúp giảm đau, chống viêm là làm chậm tiến triển của bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng đó là:

- Nhóm thuốc kháng viêm không steroid: Giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm thuốc này đó là có thể gây tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, ù tai, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, thận,...

- Nhóm thuốc chống thấp khớp (DMADAs): Nhóm thuốc này thường được dùng vào giai đoạn sớm, khi ảnh hưởng của bệnh lên khớp chưa nhiều. Một số thuốc được dùng là: Hydroxychloroquine, sulfasalazine, minocycline hay methotrexate.

- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc cho tác dụng bằng cách tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tấn công và loại bỏ những tế bào có liên quan gây ra bệnh.

- Nhóm ức chế TNF-alpha: Cytokine hoặc tế bào protein hoạt động như tác nhân kháng viêm làm giảm đau, sưng khớp, cứng khớp vào buổi sáng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, việc dùng nhóm ức chế TNF-alpha có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm lao hoặc nấm hay rối loạn máu.

- Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh tiến triển xấu, gây tổn thương vĩnh viễn tại khớp cổ tay, hoặc bệnh không cải thiện sau khi áp dụng những phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Phương pháp này đòi hỏi chi phí tốn kém và có nguy cơ rủi ro cao.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?