Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không? Xem ngay để biết được câu trả lời!

 Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là băn khoăn của rất nhiều người người đang mắc phải căn bệnh này. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị viêm khớp dạng thấp có người nhà từng mắc phải căn bệnh này cao hơn so với người bình thường. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là phụ nữ và người cao tuổi. Bệnh có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng khớp, tàn phế, ảnh hưởng đến tim mạch,...

Viêm khớp dạng thấp có di truyền không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo nghiên cứu của hội Humman genetics (hội di truyền học) tại SanDego (Mỹ) năm 2014 cho thấy, viêm khớp dạng thấp là một  bệnh tự miễn dịch, có thể di truyền mạnh mẽ từ mẹ sang con. Các nhà phân tích thực hiện nghiên cứu trên 2 nhóm đối tượng, một nhóm có cha hoặc mẹ mang trong mình gen viêm khớp dạng thấp, một nhóm không mang gen này thì thấy rằng: Những đứa trẻ có bố và mẹ mang trong mình gen viêm khớp dạng thấp thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn 50% so với nhóm không mang gen bệnh. Vì khi đứa trẻ ra đời sẽ thừa hưởng từ người cha và mẹ gen bệnh viêm khớp này. 

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có hơn 100 mã gen trên bộ nhiễm sắc thể trong cơ thể người được phát hiện ra và xác định là có mối quan hệ mật thiết đến bệnh viêm khớp dạng thấp. Bao gồm một số bộ gen HLA, STAT4, TRAF, PTPN22,... Mặc dù những gen này góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh, nhưng không phải tất cả những người mắc viêm khớp dạng thấp đều do các gen này. Như vậy, khi yếu tố di truyền kết hợp với những yếu tố kích thích khác mới là cơ hội thuận lợi cho bệnh viêm khớp dạng thấp hình thành cũng như phát triển.

Cần phải làm gì để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp?

Để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

- Xây dựng chế độ luyện tập thể dục thường xuyên giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, cũng như hệ tim mạch được cải thiện.

- Bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng như vitamin D, omega, canxi,… có trong một số dòng thực phẩm tự nhiên.

- Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,...

- Thường xuyên vận động giúp các khớp linh hoạt hơn.

 -Uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp nước cho sụn, duy trì sự linh hoạt ở hai đầu xương.

- Giữ trọng lượng cơ thể hợp lý, tránh để thừa cân, béo phì khiến các khớp chịu nhiều áp lực.

- Nên tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ẩm thấp.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

- Ngăn ngừa và điều trị chấn thương dứt điểm.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?