Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, không chỉ gây biến dạng khớp mà còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vậy viêm khớp dạng thấp điều trị như thế nào? Sử dụng thảo dược giúp phòng ngừa và khắc phục các triệu chứng bệnh có tốt không? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây.
Triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh của hệ thống tự miễn và có biểu hiện phức tạp, gây viêm tại một hay nhiều khớp. Nhiều người nghĩ rằng, viêm khớp dạng thấp chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng thực tế, có không ít trường hợp từ 30 tuổi trở lên đã có dấu hiệu của bệnh. Nếu không được điều trị sớm, viêm khớp dạng thấp sẽ để lại hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí gây biến dạng khớp, làm mất khả năng vận động. Bệnh viêm khớp dạng thấp có diễn biến mạn tính với các đợt cấp tính, thường sưng đau nhiều khớp hoặc biểu hiện tại các cơ quan khác của cơ thể, bao gồm:
Biểu hiện tại khớp
- Tổn thương chủ yếu xảy tại các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu gối, cổ chân, ngón chân, gây hủy hoại khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn cực độ.
- Các khớp sưng đau, nóng, ít khi đỏ, thường bị cứng vào buổi sáng, kéo dài trên 1 giờ. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào tình trạng viêm.
Nếu không được điều trị sớm, đúng cách bệnh nhân sẽ có nhiều đợt tiến triển liên tiếp hoặc sau một thời gian diễn biến mạn tính, các khớp nhanh chóng bị biến dạng và trở nên tàn phế.
Biểu hiện toàn thân và ngoài khớp
- Có thể xuất hiện một hoặc nhiều hạt dưới vùng da, trên xương trụ gần khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, quanh khớp nhỏ ở bàn tay.
- Với những trường hợp nặng sẽ có biểu hiện dưới dạng hồng ban ở gan bàn chân, bàn tay.
- Các cơ cạnh khớp bệnh bị teo do giảm vận động với biểu hiện viêm gân, đứt gân, dây chằng có biểu hiện co kéo hoặc lỏng lẻo.
- Trong các đợt tiến triển, bệnh còn có biểu hiện toàn thân như: Tràn dịch màng phổi, màng tim,...
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như: Thiếu máu do viêm, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân, viêm mống mắt,...
Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp tuy không gây tử vong cho người mắc, nhưng đây là bệnh rất nguy hiểm, bởi nếu không được phát hiện và khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không chỉ gây biến dạng khớp mà còn tác động xấu đến các cơ quan khác của cơ thể. Trường hợp bệnh được phát hiện muộn thường sẽ để lại những biến chứng như:
- Mất khả năng lao động: Do hiện tượng cứng khớp làm hạn chế vận động, sức đề kháng cơ thể giảm, đau nhiều,…
- Tàn phế: Bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, gây ra tàn phế. Có khoảng 89% người mắc bị cứng khớp, bàn tay khó cầm nắm, khó đi lại sau 10 năm phát bệnh.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4 lần: Có tới 30% bệnh nhân gặp biến chứng tim mạch do viêm khớp dạng thấp và 50% trong số đó tử vong.
- Khó thụ thai: Theo một số nghiên cứu, khoảng 25% phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai.
Như vậy, bệnh viêm khớp dạng thấp gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp điều trị như thế nào?
Các chuyên gia xương khớp cho biết: "Về cơ bản, viêm khớp dạng thấp có thể coi là không chữa khỏi hoàn toàn được mà chỉ làm giảm các triệu chứng và sự tiến triển của bệnh. Hậu quả lâu dài là tổn thương các khớp nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng khớp và thẩm mỹ, từ đó, làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc". Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ có những phác đồ riêng.
- Nếu số khớp bị viêm ít, vận động gần như bình thường: Có thể dùng thuốc kết hợp với tập luyện, điều trị vật lý trị liệu, ăn uống, nghỉ ngơi.
- Nếu nhiều khớp bị viêm, khả năng vận động bị hạn chế: Chủ yếu dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Tuy nhiên, các thuốc này thường gây tác dụng ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận,… vì thế, bệnh nhân không nên quá lạm dụng.
- Đối với những người mắc bệnh ở giai đoạn nặng, không đi lại được, vận động còn ít hoặc mất hết: Ngoài dùng thuốc có thể kết hợp với can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật chuyển gân, hàn khớp, thay khớp, nhân tạo, nội soi) khi khớp bị biến dạng nặng hay việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cao.
Thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp thường kéo dài 1 - 2 tháng hoặc vài năm, có khi là suốt đời. Để quá trình chữa trị mang lại hiệu quả người mắc cần kiên trì, tuân theo phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp và kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tăng cường vận động là điều rất cần thiết để nhanh chóng hồi phục.