Bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt với những ai đang gặp phải tình trạng này. Ngày nay, y học phát triển hiện đại bao nhiêu thì có bấy nhiêu loại thuốc chữa bệnh xương khớp ra đời, nào là thuốc đông y, tây y và cả những bài thuốc dân gian do ông bà xưa truyền lại. Vậy khi bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì thì tốt? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây!
Thế nào là đau nhức xương khớp?
Đau nhức xương khớp là tình trạng tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Triệu chứng này xảy ra khi các sụn khớp, đốt sống bị tổn thương, bào mòn hoặc thoái hóa khiến đầu xương cọ xát trực tiếp lên nhau, đĩa đệm mất dần tính đàn hồi dẫn đến viêm nhiễm, đau nhức. Trước kia, chứng bệnh này thường được mặc định là căn bệnh của người già. Thế nhưng thực tế ngày nay cho thấy, số người trẻ tuổi mắc phải triệu chứng này đang ngày càng gia tăng với tỷ lệ đáng báo động.
Tình trạng đau nhức xương khớp thường xuyên, tái phát nhiều lần không những ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người mắc mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn tới hạn chế vận động, tê yếu tứ chi, thậm chí bại liệt hoàn toàn.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do đâu?
Có hàng ngàn nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, trong đó, chiếm trên 70% là do bệnh lý. Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh gây đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông. Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố gây bệnh là phong – hàn – thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông, gây ra sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương hay toàn thân. Theo y học hiện đại, các yếu tố gây nên tình trạng đau nhức xương khớp bao gồm:
- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dẫn đến hoạt động rối loạn nên đã tấn công các khớp, gây viêm màng hoạt dịch làm cho các khớp sưng tấy, đau nhức, thậm chí phá hủy sụn và xương trong khớp. Các khớp xương trên cơ thể bị sưng viêm dẫn đến triệu chứng đau nhức xương khớp đối xứng. Ngoài ra, người bị viêm khớp dạng thấp còn phải đối mặt cơn đau mỏi, cơ cứng khớp, nổi hạt dưới da,…
- Thoái hóa khớp: Bất cứ vùng xương khớp nào cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.
- Sự suy giảm sức đề kháng: Sức đề kháng của cơ thể giảm sút, hệ miễn bị suy yếu, rối loạn khiến cho các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp mạn tính, cơn đau sẽ có biểu hiện rõ rệt hơn khi thay đổi thời tiết đột ngột, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay đau nhức.
Bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì thì tốt?
Vậy người bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì thì tốt? Tùy vào từng trường hợp cũng như tình trạng bệnh mà mọi người nên lựa chọn loại thuốc uống cho phù hợp. Cụ thể:
Sử dụng thuốc tây y điều trị đau nhức xương khớp
Thuốc tây y được coi là giải pháp “cấp bách” giúp giảm những cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn, tuy nhiên, chuyên gia xương khớp khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết, bởi nếu quá lạm dụng thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng bao gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau: Bao gồm thuốc giảm đau thông thường và giảm đau mạnh. Các thuốc giảm đau thông thường có chứa thành phần paracetamol giúp giảm những cơn đau nhẹ và vừa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa, suy gan, suy thận. Còn thuốc giảm đau mạnh thường chứa thành phần codein, có tác dụng tương đối tốt với trường hợp đau nặng, nhưng cần hết sức thận trọng khi dùng bởi codein cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, 10% codein sau khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở thành morphin – một loại thuốc giảm đau liều cao có thể gây nghiện (nằm trong danh mục quản lý). Chính vì vậy, nếu sử dụng quá liều có thể dẫn tới sự lệ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc. Bởi khi đó, liều dùng thông thường không mang lại cảm giác thoải mái nữa mà phải tăng liều sử dụng. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi,…. nguy hiểm hơn, người sử dụng có thể bị suy hô hấp, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, diclofenac, piroxicam,... giúp chống viêm, giảm đau đối với trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc NSAIDs, cần chú ý đến liều lượng, bởi nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa, tăng men gan, tăng huyết áp. Nghiêm trọng hơn có thể gây: Suy thận cấp, chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Nhóm thuốc corticosteroid: Đây là nhóm có tác dụng chống viêm mạnh, có thể được dùng qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Tuy nhiên, cần thận trọng cân nhắc khi sử dụng các thuốc nhóm này vì tác dụng phụ của chúng rất nặng nề như: Ù tai, mỏng xương, sụt cân, tiểu đường, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, loãng xương, suy tuyến thượng thận, teo cơ hoặc xảy ra biến chứng trên đường tiêu hoá như loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày,...
Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau nhức xương khớp
- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Bên cạnh các thuốc giảm đau chống viêm trên đây, những người bị đau nhức xương khớp có nguyên nhân do bệnh viêm khớp dạng thấp còn được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp (DMARDs), bao gồm nhóm thuốc DMARDs cổ điển và nhóm thuốc DMARDs sinh học.
+ Ưu điểm: Tác dụng nhanh và dung nạp tốt; cho hiệu quả kiểm soát tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp cả trên lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng; làm chậm quá trình phá hủy khớp và giúp bảo vệ chức năng của khớp.
+ Nhược điểm: Có khả năng gây lao, các nhiễm khuẩn, nhiễm virus (nhất là viêm gan B, C), ung thư.
Sử dụng thuốc đông y
Sử dụng thuốc đông y trị đau nhức xương khớp là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng, bởi tính an toàn, hiệu quả do các vị thuốc đem lại. Một số bài thuốc đông y được sử dụng điều trị đau nhức xương khớp bao gồm:
Bài thuốc số 1: Nguyên liệu bao gồm: Hy thiêm, lá lốt, thổ phục linh, ngưu tất. Liều lượng của các vị thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý nặng nhẹ. Đem tất cả nguyên liệu sao khô sau đó tán bột. Mỗi ngày, dùng bột đó uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10g. Duy trì bài thuốc uống trong một thời gian nhất định sẽ thấy chuyển biến của bệnh, các triệu chứng giảm dần mức độ.
Bài thuốc số 2: Nguyên liệu: Hy thiêm, cẩu tích, tơ hồng xanh, dây đau xương, thạch cao, ngưu tất, gối hạc, đỗ trọng, vương cốt đằng, chi mẫu, độc hoạt. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà khối lượng mỗi vị thuốc khác nhau. Bạn hãy cho tất cả các nguồn nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào nồi và sắc lấy nước. Sau đó, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Thuốc đông y điều trị đau nhức xương khớp
Chuyên gia cho biết, muốn điều trị triệt để chứng bệnh đau nhức xương khớp thì điều cần làm đó là tác động trực tiếp vào “gốc rễ” của vấn đề, chính là sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn. Các phương pháp điều trị tây y tuy giúp người mắc cải thiện được tình trạng đau nhức trong thời gian ngắn nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn. Bài thuốc đông y mặc dù “lành tính” hơn nhưng đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian dài, hơn nữa, sẽ thật bất tiện với những ai có công việc bận rộn hoặc thường xuyên công tác xa nhà. Hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang Hoàng Thấp Linh tiện dùng.