Bị viêm khớp ngón tay nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục? Click xem ngay!

“Bị viêm khớp ngón tay nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp quá trình cải thiện bệnh tốt hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về cách ăn uống khi ngón tay bị viêm đau.

Biểu hiện của viêm khớp ngón tay

Khi bị viêm khớp ngón tay, người mắc thường có những biểu hiện sau:

Xuất hiện những cơn đau: Người mắc sẽ cảm thấy những cơn đau có thể thoáng qua hoặc dữ dội tùy vào tình trạng, giai đoạn viêm nặng hay nhẹ.

Sưng đỏ tại các khớp ngón tay: Ngón tay cái bị viêm sẽ sưng đỏ, nóng, da và khớp vừa căng vừa khó chịu. Hiện tượng này thường xuất hiện khi tình trạng viêm đã ở giai đoạn nặng, đau kéo dài nhiều ngày. Đi kèm với sưng đỏ là biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.

Hạn chế sự vận động của khớp ngón tay: Người mắc bệnh viêm khớp ngón tay cái gần như không cầm nắm, kéo vật gì đó một cách chắc chắn ngay cả khi đánh răng, cầm thìa đũa ăn cơm hay đóng cúc áo,...

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay

Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay bao gồm:

- Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn lao động, giao thông, chơi thể thao,... sẽ gây căng kéo, bong gân, khớp ngón tay bị gãy hoặc nứt, trật khớp, dễ dẫn đến viêm khớp ngón tay.

- Do bệnh xương khớp mắc phải: Viêm khớp dạng thấp, gout, viêm xương khớp, thoái hóa khớp, viêm nang bao hoạt dịch,... là một số bệnh thường gặp gây viêm khớp ngón tay.

- Dị tật xương: Người bị biến dạng xương khớp bẩm sinh hay có khuyết điểm sụn dễ bị viêm khớp hơn.

- Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ngón tay cao hơn so với đàn ông. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân tại sao lại như vậy.

Điều trị viêm khớp ngón tay

Ỏ giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay, người mắc thường điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu. Nếu bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật giúp ngăn chặn biến chứng xảy ra.

Sử dụng thuốc

Thuốc tây giúp người mắc giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Một số loại thuốc thường sử dụng đó là: Thuốc bôi (capsaicin, diclofenac,...), thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen, ibuprofen), thuốc giảm đau theo toa (celecoxib, tramadol,...). Tuy nhiên, việc lạm dụng nhóm thuốc này khiến người mắc có thể gặp phải những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe như: Tổn thương gan thận, rối loạn tiêu hoá, xuất huyết dạ dày,... Do đó, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng nẹp

Dùng nẹp giúp hỗ trợ khớp ngón tay, giảm đau, định vị đúng khớp, hạn chế chuyển động của ngón tay và cổ tay của người mắc.

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh trở nên trầm trọng hoặc không có sự cải thiện khi đã kết hợp những biện pháp trên, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật bao gồm:

Phẫu thuật làm cứng khớp: Khớp ngón tay bị ảnh hưởng sẽ được cố định vĩnh viễn. Sau khi làm cứng thì khớp có thể chịu được trọng lượng mà không đau, nhưng không linh hoạt.

Thay khớp: Có thể tất cả hoặc một phần của khớp bị viêm được loại bỏ và thay bằng một khớp nhân tạo.

Bị viêm khớp ngón tay nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả nhờ giúp người mắc giảm viêm, giảm đau, giảm cholesterol, duy trì cân nặng và ngăn ngừa biến chứng, phòng ngừa bệnh tái phát. Sau đây là 5 thực phẩm mà người bị viêm khớp ngón tay nên thường xuyên sử dụng:

Cá giàu omega 3

Omega 3 giúp chống viêm nên có lợi với người bị viêm khớp. Do đo, người mắc nên thường xuyên sử dụng những loại cá như: Cá hồi, cá trích, cá thu,... Ngoài ra,  bạn cũng có thể bổ sung omega 3 bằng: Dầu cá, dầu hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,...

Dầu oliu

Trong dầu oliu chứa lượng lớn oleocanthal có đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm dầu bơ hoặc dầu cây rum, cũng sẽ giúp giảm cholesterol hiệu quả.

Sữa và những chế phẩm từ sữa

Trong sữa chứa một hàm lượng lớn canxi và vitamin D, giúp xương chắc khỏe, cải thiện triệu chứng đau viêm khớp ngón tay. Ngoài ra, sữa còn cung cấp protein, tăng cường nuôi dưỡng cơ bắp.

Rau có màu xanh đậm

Rau có màu xanh đậm thường giàu vitamin D và chất chống oxy hóa. Một số loại  rau mà người bị viêm khớp ngón tay nên thường xuyên sử dụng đó là: Rau muống, súp lơ xanh, bông cải xanh, bắp cải, cải xoăn,...

Gạo lứt và các loại ngũ cốc

Trong ngũ cốc và gạo lứt chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất, giúp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp rất tốt. Đặc biệt, vitamin K và IP6, chế độ ăn hợp lý với gạo lứt sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe cho xương khớp.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?