Dấu hiệu viêm khớp gối là gì? Cách cải thiện bệnh hiệu quả từ thảo dược!

Viêm khớp gối là tình trạng phần sụn ở đầu xương bị suy giảm chức năng, gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Việc phát hiện muộn và điều trị không đúng cách sẽ khiến người mắc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu của viêm khớp gối, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng phần sụn đầu xương bị thoái hóa, bào mòn dần, trở nên thô ráp và khiến xương cọ sát vào nhau, gây đau đớn và khó khăn khi di chuyển cho người mắc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

Ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi cao sẽ đi kèm với lão hóa, khiến cho sụn khớp bị bào mòn dần, làm giảm sự ma sát, tăng tiếp xúc giữa hai đầu xương với nhau, dẫn đến tình trạng viêm đau đầu gối.

Ảnh hưởng bởi bệnh xương khớp: Loãng xương, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp gối,... cũng khiến cho khớp gối sưng viêm.

Do yếu tố di truyền, giới tính: Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc viêm khớp đầu gối ở phụ nữ cao hơn so với nam giới. Nếu người thân gia đình có tiền sử về bệnh xương khớp thì bạn cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc phải cao hơn so với người bình thường. 

Ảnh hưởng bởi cân nặng: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối, lâu dần sẽ khiến lớp sụn tổn thương và gây viêm.

Dấu hiệu viêm khớp gối là gì?

Viêm khớp gối sẽ có biểu hiện khác nhau, tùy vào tình trạng và mức độ của người mắc. Tuy nhiên, viêm khớp gối sẽ có những dấu hiệu điển hình mà bạn cần biết được, đó là:

Đau nhức đầu gối: Người mắc sẽ cảm thấy đau vùng khớp gối. Những cơn đau thường từ từ, âm ỉ, xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc ban đêm. Đặc biệt, khi leo cầu thang, lúc ngồi hoặc quỳ, cơn đau sẽ trở nên rõ rệt hơn.

Phát ra âm thanh lúc vận động: Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của viêm khớp gối. Khi vận động, sẽ phát ra những âm thanh lạo xạo, lục cục. Do lớp sụn bị ăn mòn, các đầu xương cọ sát vào nhau mỗi khi vận động nên phát ra tiếng kêu.

Đầu gối sưng tấy: Sưng đỏ vùng khớp gối là phản ứng tự nhiên của viêm khớp, do khi đầu gối bị viêm nhiễm sẽ tích tụ nhiều chất lỏng, nên gây hiện tượng sưng phồng. Ngoài ra, người mắc còn có cảm giác ấm nóng ở khớp gối.

Hạn chế khả năng vận động: Khi bị viêm khớp gối, khả năng vận động của người mắc sẽ bị hạn chế, do khớp không thể hoạt động trơn tru, những động tác đứng lên ngồi xuống, co duỗi chân trở nên khó khăn.

Cứng khớp gối: Dấu hiệu này thường xuất hiện vào buổi sáng khi mới thức dậy, thường kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Người bệnh cần xoa bóp khoảng 15 - 30 phút giúp giãn khớp và cử động dễ dàng hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng viêm khớp gối

Tập thể dục đều đặn và vừa sức: Nên thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng, lựa chọn bộ môn tập luyện phù hợp như: Đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh, yoga,... sẽ giúp tăng cường vận động khớp, lưu thông khí huyết tốt hơn. Qua đó, dưỡng chất nuôi sụn được cung cấp kịp thời, các cơ dẻo dai và xương cũng được linh hoạt hơn.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và cải thiện bệnh. Thức ăn dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống chứa cồn,... là nhóm thực phẩm nên hạn chế sử dụng. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, B và canxi. Các loại này có nhiều trong một số loại thực phẩm như: Sữa, phô mai, cá béo, hạt chia, óc chó, bông cải xanh,...

Tránh lao động nặng: Việc lao động quá sức hoặc thực hiện tư thế sinh hoạt, làm việc sai cách cũng khiến đầu gối dễ bị viêm. Do đó, bạn nên làm việc với cường độ vừa phải, thường xuyên thay đổi tư thế để máu lưu thông tốt hơn.

Giữ tâm trạng thoải mái: Bạn nên cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, suy nghĩ tích cực. Chất lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, đồng thời, tâm trạng thoải mái cũng hạn chế tốc độ tiến triển của viêm khớp đầu gối nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.

Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đầu gối là thừa cân, béo phì. Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh gia tăng áp lực lên khớp gối.
 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?