Cứng khớp ngón tay không cầm nắm được: Nguyên nhân và phương pháp điều trị từ thảo dược

Cứng khớp ngón tay không cầm nắm được là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này khiến cho khả năng vận động khớp, cầm nắm vật bị hạn chế. Vậy cứng khớp ngón tay không cầm nắm được là do đâu, có nguy hiểm không và cách cải thiện từ thảo dược như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết ngay dưới đây!

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay không cầm nắm được

Đau nhức, cứng khớp ngón tay không cầm nắm được là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường gặp ở đối tượng trung niên và người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: Chấn thương, yếu tố nghề nghiệp,... và do mắc các bệnh lý sau đây:

Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp ngón tay hình thành khi phần sụn khớp bị mài mòn hoặc nứt vỡ, bao khớp bị thủng và gây tình trạng sưng viêm, cứng khớp. Lúc này, hai đầu khớp ma sát trực tiếp với nhau sẽ trở nên xơ hóa, khi đó cơ thể phản ứng lại bằng cách hình các gai xương, gây nên những cơn đau nhức triền miên.

Thoái hóa khớp ngón tay gây đau nhức, cứng ở các khớp khi người bệnh cử động, thậm chí còn khiến họ không thể cầm nắm đồ vật. Song song với đó, tình trạng cứng khớp thường sẽ đi kèm và xảy ra vào buổi sáng khi ngủ dậy. Trong trường hợp nặng, bệnh gây mất cảm giác và khả năng vận động ở các khớp ngón tay.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh về xương khớp phổ biến gây đau, cứng các khớp ngón tay. Cơn đau khớp do bệnh lý này sẽ xảy ra ở các khớp trên bàn tay trước khi xuất hiện tại cổ tay, cánh tay và chân. Các khớp bị đau nhức, cứng khớp thường có tính chất đối xứng ở 2 bên cơ thể. Đi kèm với tình trạng đau nhức, cứng khớp ngón tay sẽ là biểu hiện sưng đỏ. Cơn đau xuất hiện thành từng đợt và đến đột ngột ngay cả khi người bệnh không tác động đến những khớp này, đi kèm theo đó có thể là sốt nhẹ.

Hội chứng ống cổ tay

Cứng khớp ngón tay không cầm nắm được có nguyên nhân từ hội chứng ống cổ tay thì cơn đau thường sẽ tập trung ở ngón trỏ và ngón giữa. Ở giai đoạn nhẹ, người mắc sẽ cảm thấy tê buốt lòng bàn tay hoặc có cảm giác như kim châm. Nếu xuất hiện tình trạng tê cứng, bỏng rát và nhức nhối có nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

 hoi-chung-ong-co-tay-gay-cung-khop-ngon-tay.jpg

Hội chứng ống cổ tay gây cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, cứng khớp ngón tay không cầm nắm được có thể gây ra những biến chứng nguy hại sau:

Giảm dần, có khi mất hẳn chức năng vận động thông thường: Có khoảng 89% người bị cứng khớp ngón tay khó nắm sau 10 năm phát bệnh. Biến chứng này khiến người bệnh mất khả năng lao động.

Teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí tàn phế: Đây là những biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở giai đoạn cuối của cứng khớp ngón tay.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, có đến 30% người bị cứng khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng bị biến chứng về bệnh tim mạch. Đặc biệt, có đến 50% số ca bị biến chứng này gây tử vong. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho rằng, tuổi thọ của người bị cứng khớp cũng thấp hơn so với người khỏe mạnh.
 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?