Đau đầu gối khi ngồi xổm có thể là dấu hiệu tổn thương sụn khớp hoặc bệnh lý mạn tính nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp người mắc cải thiện bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm về sau.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu gối khi ngồi xổm
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất trong cơ thể và cũng dễ bị tổn thương nhất. Đau khớp gối khi ngồi xổm có thể là dấu hiệu của những tổn thương sụn khớp do chấn thương, bệnh lý,... Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:
- Chấn thương: Đầu gối rất dễ bị tổn thương nếu bạn khởi động không kỹ trước khi chơi thể thao, gặp tai nạn lao động, giao thông,... Khi đó, những bộ phận cấu thành lên khớp gối như: Hệ thống dây chằng, gân, sụn chêm,... bị tổn thương nghiêm trọng, gây khó khăn trong vận động, sinh hoạt của người mắc.
- Thừa cân, béo phì: Khớp gối đảm nhận chức năng nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, khi cân nặng vượt quá ngưỡng sẽ làm tăng áp lực lên đầu gối, khiến gối dễ bị tổn thương hơn.
- Ít vận động: Lười vận động sẽ làm khí huyết trì trệ, dinh dưỡng không đến được khớp gối để nuôi dưỡng, lâu dần cơ quan này sẽ bị suy yếu và lão hóa.
- Căng thẳng thần kinh: Khi bạn bị stress trong thời gian dài, dễ dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở khớp gối.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ngày nay, do cuộc sống bận rộn, nhiều người thường ăn uống qua loa hoặc bỏ bữa dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến xương khớp yếu đi theo thời gian.
- Ngồi xổm không đúng cách: Điều này cũng làm tăng áp lực lên khớp gối, cơ đùi, cơ mông, dẫn đến tình trạng đau nhức đầu gối khi ngồi xổm.
- Yếu tố bệnh lý: Một số bệnh như: Viêm khớp gối, viêm gân bánh chè, thoái hóa khớp gối, viêm khớp nhiễm khuẩn,... đều có thể khiến cho người mắc bị đau khớp khi ngồi xổm.
Triệu chứng đau đầu gối khi ngồi xổm
Ngồi xổm là tư thế phổ biến trong hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, vì một số lý do khiến đau khớp gối khi ngồi xổm. Ngoài dấu hiệu đau gối, người mắc còn gặp phải những triệu chứng đi kèm khác như:
- Sưng đau khớp gối kéo dài.
- Đi lại khó khăn, hạn chế khả năng vận động.
- Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột, dữ dội.
- Cứng khớp gối vào buổi sáng.
- Khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.
Những ai hay mắc đau đầu gối khi ngồi xổm
- Đau đầu gối có thể gặp ở bất kỳ ai, tuy nhiên, tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng như:
- Người cao tuổi, trung niên.
- Người thường xuyên vận động mạnh, khởi động không kỹ.
- Phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 do suy yếu nội tiết tố.
Người lười vận động, thừa cân, béo phì.
Phòng tránh đau khớp gối khi ngồi xổm
Để phòng tránh vấn đề đau đầu gối khi ngồi xổm, bạn nên thực hiện những biện pháp sau đây:
- Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bạn nên chọn những bộ môn phù hợp như: Bơi, đi bộ, dưỡng sinh, bơi lội,... Lựa chọn giày tập cũng là yếu tố quan trọng, giúp bạn tránh khỏi những chấn thương không đáng có.
- Kiểm soát cân nặng, tránh để thừa cân béo phì làm tăng áp lực tới đầu gối.
- Tăng cường bổ sung vitamin D, canxi và khoáng chất bằng rau, củ quả…
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu cholesterol, thịt đỏ, thức uống chứa cồn,...
- Khi cơ thể có những biểu hiện bất thường về khớp gối, bạn nên đến khám tại những cơ sở y tế uy tín để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cải thiện đau nhức khớp gối khi ngồi xổm bằng những bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian mà người bệnh có thể áp dụng đó là:
Bài thuốc từ lá lốt
Lá lốt chứa lượng lớn chất chống viêm, kháng khuẩn, cho tác dụng tốt trong điều trị bệnh xương khớp. Do đó, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng lá lốt làm nguyên liệu trong những bài thuốc chữa đau nhức xương khớp.
Nguyên liệu: Lá lốt, nước.
Thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt với nước muối loãng.
- Sắc lá lốt với nửa lít nước cho tới khi còn 100ml.
- Uống nước sắc lá lốt 2 lần/ ngày và liên tục trong 1 tuần.
Bài thuốc từ đinh lăng
Nguyên liệu: Rễ đinh lăng
Thực hiện:
- Sao vàng 20 - 30gr rễ đinh lăng khô.
- Sắc với 1 lít nước trong 20 phút ở lửa nhỏ.
- Nước sắc đinh lăng được dùng từ 3 - 5 lần/ ngày.
Bài thuốc từ gừng
Trong gừng chứa chất men zingibain, có tác dụng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả.
Nguyên liệu: Gừng, rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa sạch 100gr gừng tươi, sau đó cạo sạch vỏ, thái lát và đêm sấy khô.
- Ngâm gừng với rượu trắng trong khoảng 15 ngày.
- Rượu gừng có thể uống trực tiếp hoặc đem xoa bóp vùng khớp gối bị đau.