Hướng dẫn cách giảm đau khớp gối bằng phương pháp bấm huyệt cực hiệu quả

Khi bị đau khớp gối, nếu biết kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và cách giảm đau khớp gối bằng bấm huyệt tại nhà sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng, hiệu quả. Áp dụng đúng phương pháp còn có tác dụng ngăn chặn biến chứng như teo cơ, hạn chế vận động. Nếu đang quan tâm đến vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi thông tin sau đây.

Cách giảm đau khớp gối bằng phương pháp bấm huyệt có ưu điểm gì?

Đau khớp gối là triệu chứng chủ yếu của các bệnh lí về xương khớp như thoái hóa khớp gối, giãn dây chằng đầu gối, viêm khớp gối, tràn dịch khớp gối,... Khi bị bệnh, người mắc có thể gặp những cơn đau dai dẳng nơi đầu gối, rất đau đớn và khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện bất kì khi nào, dù cử động hay di chuyển, thậm chí ngay cả khi nằm nghỉ vẫn có cảm giác nhức buốt trong khớp xương.

Bấm huyệt trị đau khớp gối là phương thức dùng động tác vật lý, cơ học để tác động lên các huyệt đạo nhằm mục đích lưu thông khí huyết, giúp giảm đau, thư giãn các mạch máu, lưu thông máu tốt hơn,… Đồng thời, bấm huyệt còn giúp ngăn chặn viêm nhiễm bên trong, loại bỏ được tà khí, các yếu tố phong, thấp hàn ra khỏi cơ thể. Các động tác day, nhấn đúng huyệt đạo giúp giải phóng căng thẳng và thúc đẩy quá trình tự chữa của những bó cơ ở khớp gối. Bấm huyệt thường ít tốn kém và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì đây là phương pháp tự nhiên, không cần dùng thuốc. Không những thế, bấm huyệt cũng là một cách giúp cân bằng sức khỏe, duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Hướng dẫn cách giảm đau khớp gối bằng phương pháp bấm huyệt

Dưới đây là cách giảm đau khớp gối bằng phương pháp bấm huyệt đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, người bệnh nên tham khảo để áp dụng:

1. Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối thông thường

- Bước 1: Bấm huyệt huyết hải:

Huyệt huyết hải có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đưa máu và chất dinh dưỡng đến các phần khớp gối bị viêm, thoái hóa và đau nhức. Huyệt này được tính từ bờ trong của đầu xương bánh chè đo thẳng lên khoảng 4-5cm. Người bệnh có thể ngồi hoặc nằm, đầu gối hơi co, một tay đỡ trên đầu gối, tay còn lại dùng ngón cái điểm vào huyệt giúp cho khí huyết điều hòa và thông suốt.

- Bước 2: Bấm hai điểm bên bánh chè:

Thực hiện bấm huyệt huyết hải xong, bạn giữ nguyên tư thế, đồng thời tay di chuyển đến hai bên bánh chè và hai ngón cái bấm vào hai điểm này.

- Bước 3: Đè và đẩy dây chằng:

Vẫn giữ nguyên tư thế trên, nhưng bắt chéo 2 ngón tay cái rồi đè lên dây chằng dưới khớp xương bánh chè, sau đó lại đẩy mạnh lên trên. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp lưu thông khí huyết và giảm thiểu cơn đau khớp một cách tối đa.

- Bước 4: Đẩy và vuốt dưới xương bánh chè:

Đẩy và vuốt xương bánh chè nhiều lần bằng cách duỗi thẳng gối, đè hai ngón tay cái vào dưới xương bánh chè rồi đẩy dần lên và vuốt xuống. Lặp đi lặp lại thao tác này nhiều lần người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

- Bước 5: Đẩy vuốt vùng khớp gối:

Thực hiện thao tác này bằng cách chụm hai tay vào chỗ đầu gối bị đau rồi dùng cạnh chưởng bàn tay đẩy, vuốt vùng khớp gối.

- Bước 6: Ấn vuốt khớp gối:

Với thao tác này, người bệnh dùng 1 tay ấn và vuốt vào khớp gối. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau 1 cách hiệu quả nhất.

Sau khi thực hiện xong 6 bước trên đây, bạn lại tiếp tục thực hiện các thao tác như vậy với đầu gối bên còn lại.

2. Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối do thoái hóa

- Bước 1: Bấm huyệt độc tỵ:

Huyệt độc tỵ nằm ở phần lõm giữa xương bánh chè và đầu trên xương chày khi đùi và chân bệnh nhân tạo thành góc vuông. Sau khi đã xác định được huyệt thì dùng ngón tay trỏ ấn mạnh và vuông góc với da. Vừa ấn vừa day huyệt liên tục khoảng 3 – 5 phút.

- Bước 2: Bấm huyệt tất nhỡn:

Huyệt tất nhỡn nằm đối diện với huyệt độc tỵ ở mặt trong của đầu gối. Sau khi xác định được huyệt tất nhỡn thì dùng ngón giữa ấn vào huyệt cho tức lên rồi day nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông.

- Bước 3: Bấm huyệt dương lăng tuyền:

Huyệt dương lăng tuyền nằm ở vị trí lõm dưới đầu xương mác và xương chày. Trước tiên dùng đầu ngón tay trỏ day vào huyệt dương lăng tuyền rồi ấn mạnh và xoa bóp quanh khớp gối liên tục từ 3 – 5 phút.

- Bước 4: Bấm huyệt âm lăng tuyền:

Huyệt âm lăng tuyền nằm vị trí đối diện với huyệt dương lăng tuyền tại mặt trong cẳng chân, chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong phía sau xương chày. Dùng ngón cái bấm mạnh huyệt âm lăng tuyền rồi day nhẹ.

- Bước 5: Bấm huyệt huyết hải:

Huyệt huyết hải nằm ở mặt trong đùi, cách bờ trong của đầu xương bánh chè đo thẳng lên 2 thốn, khoảng 4-5 cm. Dùng ngón giữa ấn vào huyệt huyết hải khoảng 1 phút rồi day nhẹ nhàng từ 3-5 phút.

- Bước 6: Bấm huyệt hạc đỉnh:

Huyệt hạc đỉnh nằm ở giữa bờ trên của xương bánh chè. Dùng ngón cái day mạnh rồi dùng cả lòng bàn tay xoa toàn bộ khớp gối. Thực hiện 3-5 lần.

Chú ý: Khi bấm huyệt, có thể kết hợp xoa dầu nóng như dầu tràm, dầu quế hay các thuốc xoa bóp, thảo dược thiên nhiên khác để mang lại kết quả điều trị nhanh chóng hơn.

Để đạt được hiệu quả bạn nên duy trì thực hiện ngày 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút. Đồng thời làm đúng theo chỉ dẫn và hạn chế vận động quá sức để không gây sức ép lên khớp gối, làm phát sinh các biểu hiện đau nhức. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, để cải thiện cơn đau mỗi ngày.

Bấm huyệt là giải pháp an toàn, giúp người bệnh giảm thiểu đau nhức đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, khi bệnh ở mức độ năng, xoa bóp bấm huyệt chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không có tác dụng điều trị chính. Do đó, người bệnh cần kết hợp với nhiều phương pháp để loại bỏ tình trạng đau nhức một cách hiệu quả.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?