Khi bị ĐAU KHỚP GỐI uống thuốc gì thì có tác dụng tốt nhất?

Đau khớp gối uống thuốc gì là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một dạng bệnh xương khớp không còn quá xa lạ. Để biết những loại thuốc chữa đau khớp gối đang được người bệnh tin dùng cho hiệu quả cao thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Đau khớp gối – Những điều bạn cần biết

Đau đầu gối là một trong những hiện tượng phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Đau xương khớp ở đầu gối gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của người mắc nếu không được điều trị sớm. Triệu chứng chính là những cơn đau từ âm ỉ, đau nhói chuyển sang đau dữ dội, đau theo từng cơn và đau mạn tính. Bên cạnh đó, nhiều người có khả năng bị cứng khớp, khó khăn khi thực hiện các cử động dù đơn giản nhất như co duỗi khớp gối, teo cơ hay thậm chí là bại liệt nếu bệnh biến chứng nặng.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm khớp gối là do những chấn thương, chế độ dinh dưỡng, làm việc quá sức hay do một số bệnh lý có liên quan khác như thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp,… Việc phát hiện chính xác nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất cùng phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Khi bị đau khớp gối uống thuốc gì?

Câu hỏi đặt ra lúc này là: Khi bị đau khớp gối uống thuốc gì thì tốt nhất? Các loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa tiến trình viêm gây tổn thương khớp là một phần quan trọng trong việc chữa đau khớp nói chung và đau khớp gối nói riêng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị là:

Nhóm thuốc không cần kê toa

Theo ông William Bargar MD, Giám đốc Bệnh viện Sutter ở Sacramento, California, phát ngôn viên của Học viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, cho biết: Các thuốc không nhất thiết phải bán theo đơn của bác sĩ thường là thuốc giảm đau: Paracetamol, acetaminophen và các thuốc kháng viêm không steroid (hoặc NSAID), bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại này có tác dụng với đau nhức khớp gối do bệnh lý tại các dây chằng hoặc viêm khớp.

Tylenol (acetaminophen) giúp giảm đau nhanh chóng, có nhiều dạng để sử dụng như dạng tiêm, dạng uống, viên nén hoặc viên sủi, nhưng nó có thể làm tổn thương các tế bào gan nếu sử dụng không đúng chỉ dẫn. Thuốc ibuprofen có thể gây tổn thương đường tiêu hóa, chẳng hạn như loét và chảy máu, nếu bạn uống quá nhiều và không đúng chỉ định. Những người bị đau đầu gối đang dùng ibuprofen thường xuyên thì nên thử máu 4 tháng/lần để kiểm tra độc tính và thiếu máu ở thận. Một lựa chọn khác trong điều trị là sử dụng glucosamine và chondroitin sulfate, những chất bổ sung cho khớp bằng đường uống có thể làm giảm đau nhức khớp. Tác dụng phụ có thể xảy ra như: Nhức đầu, gây khó chịu ở dạ dày và các phản ứng trên da.

Nhóm thuốc bắt buộc kê toa

Thuốc theo toa thường là thuốc có hiệu quả giảm đau tốt hơn so với loại thuốc mua tự do. Chúng bao gồm:

- Thuốc kháng viêm steroid: Những loại thuốc này tác động tương tự như hormone cortisone do cơ thể tạo ra, được sử dụng để kiểm soát chứng viêm, sử dụng bằng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào đầu gối. Việc tiêm thuốc này không phải là giải pháp vĩnh viễn, bạn có thể cần phải tiêm nhắc lại nhưng không vượt quá 4 lần/năm. Những lần tiêm này rất hữu ích nếu bạn bị viêm khớp giai đoạn sớm và không đáp ứng tốt với thuốc uống. Tiêm thuốc giảm đau đầu gối thường là bước trung gian giữa uống thuốc và thay khớp gối bằng phẫu thuật. Corticosteroid thường được tiêm khi đau đầu gối trở nên nghiêm trọng hơn.

- Các thuốc NSAID ức chế chọn lọc COX-2: Những loại thuốc này thường được sử dụng nếu mức độ đau nhức khớp gối được cho là từ vừa đến nặng, bao gồm: Ketorolac, parecoxib, celecoxib, meloxicam, rofecoxib. Rofecoxib và một số loại khác đã được ngưng bán bởi vì đã được phát hiện ra rằng, việc sử dụng có thể dẫn đến tăng nguy cơ biến chứng ở tim. Các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 không nên dùng tràn lan mà để dành cho những người có nguy cơ cao (có tiền sử loét hoặc chảy máu, hoặc thủng dạ dày, người cao tuổi trên 65 tuổi,…). Ngay cả những thuốc mới thuộc nhóm này cũng không cải thiện tiến triển dài hạn của bệnh về phương diện biến đổi cấu trúc khi so sánh với các thuốc NSAID thông thường.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?