Lao động và thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và cuộc sống: khó đi lại, không lên xuống được cầu thang, không làm được việc nhà. Đặc biệt thoái hóa khớp gây ảnh hưởng đến lao động, thoái hóa khớp chính là hậu quả của quá trình lao động nặng nhọc gây ra.

Lao động nặng, nhẹ đều có thể mắc bệnh

Biểu hiện thường gặp nhất của thoái hóa khớp là đau lưng (thoái hóa cột sống thắt lưng, mọc gai xương, thoát vị đĩa đệm…), đau cổ gáy (thoái hóa cột sống cổ), đau khớp gối, háng… Ngoài ra, thoái hóa khớp gây đau ở nhiều khớp khác như: khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân…

Thoái hóa khớp gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và cuộc sống: khó đi lại, không lên xuống được cầu thang, không làm được việc nhà… Đặc biệt những cơn đau hành hạ khiến người bệnh hao tổn tinh thần, thể lực, lo âu, mất ngủ…

Lao động và thoái hóa khớp

Lao động gây ra thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp không chỉ là gánh nặng tuổi tác mà còn là hậu quả của quá trình lao động nặng nhọc, hoặc lao động nhẹ nhưng kéo dài thường xuyên. Bởi khi đó, hoạt động của khớp được tăng cường, làm tăng áp lực lên khớp, đẩy nhanh quá trình phá hủy tại khớp. Quá trình phá hủy đó dẫn tới sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp bị khô và mất dần.

Nếu không có quá trình tổng hợp (bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho khớp để phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch khớp) cân bằng với quá trình phá hủy, sự hủy hoại khớp sẽ tiếp tục diễn ra một cách thầm lặng, tích lũy và tăng dần. Tới khi sụn khớp không đảm nhiệm được chức năng đệm khiến khớp cử động đau; dịch khớp không đủ để bôi trơn khớp, gây khô khớp, cứng khớp. Đến lúc đó, chúng ta mới biết mình mắc bệnh thoái hóa khớp.

Bệnh tăng dần theo tuổi, đặc biệt những công việc lao động thuần túy như: nông dân, công nhân, thợ thủ công, xây dựng, đạp xích lô, khuân vác, bưng bê, gồng gánh…đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp sớm và các biểu hiện thường trầm trọng hơn.

Có thể hồi phục khớp thoái hóa?

Thoái hóa khớp tuy không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm và ngăn chặn sự tiến triển. Kết quả nghiên cứu lâm sàng ở nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt công bố của TS Y học Clerk và cộng sự (TS J.Reda, TS L.Haris…), trường đại học Utah (Mỹ) năm 2006, cho thấy việc sử dụng đồng thời 2 dưỡng chất thiết yếu cho khớp là glucosamin (chiết xuất từ vỏ cua biển) và chondroitin (chiết xuất từ sụn động vật) đã mang lại tác dụng hiệp đồng tích cực trên khớp: giúp bôi trơn khớp hiệu quả hơn do kích thích sản xuất và tăng chất lượng (độ nhớt) dịch khớp; phục hồi chức năng đệm của sụn khớp do kích thích việc tái tạo sụn khớp bị hư tổn; bảo vệ khớp nhờ tác dụng ức chế các enzym (collagenase, phospholipase A2…) và gốc tự do gây phá hủy sụn khớp. Từ đó giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp hiệu quả.

Khi khớp được bôi trơn, cấu trúc khớp được bảo toàn, vận động khớp sẽ trở nên linh hoạt, dễ dàng và không đau. Các trường hợp lao động nặng dẫn tới hư tổn tại khớp, gây sưng đau, cứng khớp, việc bổ sung đồng thời 2 dưỡng chất trên là hết sức cần thiết.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?