Ngón tay bị SƯNG ĐỎ ĐAU NHỨC có dùng thảo dược được không?

Nếu bạn thấy ngón tay bị sưng đỏ đau nhức mà không biết nguyên nhân do đâu, làm thế nào để giảm sưng đau, nhất là khi tình trạng này kéo dài? Bạn nên tìm hiểu ngay thông tin dưới đây bởi rất có thể nó biểu hiện cho bệnh xương khớp mạn tính. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động của ngón tay, bàn tay.

Nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Nếu gặp tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thì cần phải cẩn thận bởi đây rất có thể là dấu hiệu được gây ra do các bệnh lý xương khớp sau:

Bệnh viêm khớp ngón tay

Tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm khi bạn cử động, khiến cơn đau gia tăng mức độ, người mắc không thể nắm chắc vật trong tay. Đau nhức sẽ giảm dần nếu bạn để các ngón tay được nghỉ ngơi, sau khi massage và áp dụng những biện pháp giảm đau hỗ trợ.

Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón tay

Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón tay

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Rất nhiều người kể về tình trạng ngón tay bị sưng, nóng, đỏ, đau và nhận được kết luận đã bị viêm khớp dạng thấp. Đau khớp ngón tay thông thường có thể là một ngón, sau đó là nhiều ngón rồi lan sang các vị trí khớp khác. Khi trở trời, mưa ẩm, cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn so với bình thường. Cơn đau nhức kéo dài trong ngày hoặc đến vài ngày sau. Đây là căn bệnh mạn tính nguy hiểm có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, hạn chế cử động của các ngón tay và phải phụ thuộc vào người khác từ những hoạt động sinh hoạt bình thường.

Dù do nguyên nhân nào gây ra thì tìm cách khắc phục giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức là điều mà mọi người nên biết để tránh gây ảnh hưởng đến công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mình.

Cách khắc phục tình trạng đầu ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Việc đầu tiên cần thực hiện khi muốn chữa đau khớp ngón tay đó là để cho các ngón tay được nghỉ ngơi. Nhiều người khi khớp đau vẫn cố làm việc, việc này khiến ngón tay bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy để các ngón tay được nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp massage nhẹ nhàng, cách làm này cũng sẽ cải thiện tình trạng bệnh khá hiệu quả.

Massage giúp giảm đau khớp hiệu quả

Massage giúp giảm đau khớp hiệu quả

Để xử lý tình trạng ngón tay bị sưng đau, bạn có thể ngâm tay trong nước nóng hoặc nước lạnh. Việc này sẽ giúp cho máu và các dây thần kinh ở ngón tay được đả thông hoạt động tốt hơn, tránh bị tắc nghẽn gây sưng đỏ và đau. Tuy nhiên, trên đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, bạn nên thử áp dụng một số bài thuốc đơn giản sau đây.

- Bài thuốc từ dây đau xương: Đây là loại thảo dược vị đắng, tính mát, thích hợp để thanh nhiệt, giảm đau nhức. Để sử dụng bạn hãy sao vàng dây đau xương, rồi sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 chén. Thực hiện đều đặn khoảng 30 ngày để thấy các triệu chứng giảm dần.

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc giúp chữa các bệnh xương khớp

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc giúp chữa các bệnh xương khớp

- Chữa bệnh bằng ngải cứu: Loại thảo dược này có vị đắng, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm nhiễm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch ngải cứu, rồi rang nóng cùng muối trắng hạt to. Chườm hỗn hợp này lên ngón tay cho đến khi nguội, tiếp tục làm nóng và chườm.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?