Bệnh viêm khớp dạng thấp là do cơ chế tự miễn, khiến hệ miễn dịch sản sinh kháng thể tấn công vào khớp và mô. Người bệnh bị sưng, nóng, đỏ, đau đối xứng tại các khớp như khớp bàn tay, cổ tay, bàn – ngón tay, bàn – ngón chân, khớp gối,... Đến giai đoạn toàn phát, viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí là tàn phế. Một số nguy cơ tiềm ẩn của bệnh viêm khớp dạng thấp là:
1. Gen
Gen là nguyên chính gây ra nhiều bệnh trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh khớp. Đặc biệt đối với những người hút thuốc lá thì nguy cơ di truyền bệnh viêm khớp tăng cao hơn.
2. Tuổi tác
Khi có tuổi, sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh về khớp. Bên canh đó thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới, chiếm tới 75%. thường ở độ tuổi từ 20 - 45.
3. Thừa cân
Những người thừa có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân.
4. Chơi thể thao
Một số môn thể thao có thể gây bệnh viêm khớp như: khi chơi tennis do các động tác lặp đi lặp lại tại vùng khuỷu tay gây lực lên khuỷu tay. Những môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ gây áp lực lên vùng đầu gối lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này.
5. Nghề nghiệp
Có một số công việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp như công nhân làm việc theo dây chuyền thường phải lặp đi lặp lại những động tác nhất định trong thời gian dài gây nên các dạng viêm khớp ở ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Nguy cơ bị bệnh khớp tang ở những người làm việc văn phòng.
Nhân viên văn phòng có guy cơ viêm khớp cao
Các công việc phải mang vác nặng cũng làm tăng nguy cơ bị thấp khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống và vùng cổ.
6. Do viêm nhiễm
Một số dạng viêm khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh. Viêm nhiễm còn làm tăng tình trạng bệnh và tăng nguy cơ các cơn đau tái phát.
7. Stress
Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại vì thế tăng nguy cơ bị viêm khớp. Các stress, sang chấn đều là nguy cơ cao dẫn đến các rối loạn miễn dịch và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh tự miễn.
8. Dị ứng thức ăn
Có những loại thức ăn kích thích gây viêm sưng ở các khớp vì thế cần chú ý đến các loại thức ăn này. Bên canh đó còn có các loại thuốc chữa bệnh gây giảm canxi ảnh hưởng quan trọng đến xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp rất khó điều trị, và các triệu chứng của bệnh rất đau đớn và vô cùng khó chịu, để ngăn ngừa làm chậm quá trình phát triển của bênh, chúng ta nên có lối sống giải trí lành mạnh, khoa học bằng cách:
- Thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng , phù hợp với cơ địa mỗi người để lưu thông huyết khí, tăng cường dinh dưỡng.
- Uống nhiều nước để làm loãng nồng độ acid uric trong máu vì đây là một trong những nguyên do dẫn đến gout và viêm khớp dạng thấp.
- Không nên uống nhiều bia rượu , ăn nhiều thịt đỏ…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và tuân theo đúng lộ trình chữa trị của bác sĩ nếu phát hiện bệnh.