nhận biết sớm bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis) là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ tử vong. Biểu hiện dễ phát hiện nhất là cứng khớp buổi sáng khoảng 1h, thường là các khớp bàn tay, bàn chân, có tính đối xứng hai bên.

Viêm khớp dạng thấp có khi khó phát hiện vì bệnh có thể bắt đầu bằng những triệu chứng mơ hồ, như đau nhức khớp hoặc cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm khớp khác cũng có thể có triệu chứng tương tự.  Vì vậy, khi thấy có một trong các triệu chứng sau đây cần nhanh chóng đến một trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết:

Cứng khớp thường xuyên vào buổi sáng

- Đau khớp dai dẳng

- Đau khớp nặng thêm theo thời gian

- Khớp sưng, đỏ, nóng và đau khi va chạm

- Đau khớp có kèm sốt

- Biểu hiện trên nhiều khớp, đối xứng

- Đau khớp, mệt mỏi, đôi khi sốt như cúm làm hạn chế vận động, hoạt động hàng ngày.

Không thể chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên một triệu chứng lâm sàng, hoặc một kết quả xét nghiệm mà phải là tổng hợp của tất cả các yếu tố đã nêu trên. Vì vậy cần thiết phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được chẩn đoán chính xác viêm khớp dạng thấp và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Hình ảnh bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp

Do viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, nên chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị thường sẽ kéo dài. Tuy nhiên điều trị viêm khớp dạng thấp đã tiến bộ rất nhiều trong 30 năm qua. Điều trị hiện nay giúp hầu hết bệnh nhân cải  thiện được triệu chứng và duy trì chức năng vận động. Nhưng để đạt được mục tiêu này, cần thiết phải bắt đầu điều trị nội khoa thích hợp càng sớm càng tốt, trước khi quá trình hủy hoại khớp không hồi phục xảy ra.

Không nên dùng thuốc corticoid một cách tuỳ tiện. Cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khớp để xác định chẩn đoán, tư vấn và có kế hoạch điều trị, theo dõi thích hợp nhất. Không có biện pháp điều trị duy nhất nào hiệu quả cho tất cả các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, đa số các trường hợp đều phải thay đổi điều trị nhiều lần trong suốt quá trình trị bệnh và nên tái khám định kỳ.

Nên điều trị sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người được điều trị sớm sẽ tốt hơn trong dự hậu và có nhiều khả năng để sống một cuộc sống tích cực. Họ cũng giảm thiểu được tối đa nguy cơ bị các loại tổn thương khớp dẫn đến giảm hoặc mất khả năng vận động.

Bên cạnh sử dụng thuốc, chế độ ăn uống và vận động thể lực thích hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Những chế độ ăn uống cân bằng, giảm chất béo bão hòa, giàu omega-3... sẽ giúp ích cho bệnh nhân.

Các hoạt động thể lực luyện tập thường xuyên với cường độ thích hợp giúp cải thiện chất lượng sống cũng như chức năng cơ bắp của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, như đi bộ, leo cầu thang, nhảy dây, bơi lội, đạp xe đạp... Đồng thời cần tránh các hoạt động thể lực nặng, các hoạt động gây áp lực mạnh lên các khớp, hoặc nâng các vật nặng. Tuy nhiên bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, giảm vận động khi vào đợt viêm cấp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên ngành khi muốn bắt đầu hoặc thay đổi quá trình luyện tập.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?