Với biểu hiện đặc trưng là sưng, đau đối xứng và cứng khớp buổi sáng, viêm khớp dạng thấp (VKDT) không chỉ làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Một trong những khó khăn khi điều trị VKDT là bệnh hay tái phát.
Trước hết, VKDT là bệnh viêm khớp mạn tính, diễn biến kéo dài trong nhiều năm. Theo thống kê, 25% các trường hợp bị VKDT tiến triển từng đợt, có giai đoạn lui bệnh rõ rệt nhưng sau một thời gian lại tái phát. Vì vậy khi mắc VKDT, người bệnh cần kiên trì điều trị viêm khớp, thậm chí là suốt đời. Việc nhiều bệnh nhân VKDT dừng uống thuốc điều trị khi thấy đỡ hoặc không có chế độ dự phòng, giữ ấm cơ thể lúc giao mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân khiến VKDT tái phát và tiến triển ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, VKDT có tính chất tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố như: nhiễm khuẩn, di truyền,… nên viêm khớp thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm…
Viêm khớp dạng thấp gây đau và cứng khớp
Trong điều trị VKDT, bệnh nhân có thể được dùng thuốc kháng viêm giảm đau, thuốc chống thấp tác dụng chậm,… Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau đều có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh, giúp giải quyết được các triệu chứng đau đớn cho bệnh nhân một cách nhanh chóng, tuy nhiên lại dễ mang đến cho bệnh nhân nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, loãng xương, xốp xương hay lệ thuốc vào thuốc đó. Bên cạnh đó, nhóm thuốc chống thấp tác dụng chậm góp phần ngăn chặn những cơn đau tái phát của bệnh nhân, tuy nhiên lại rất độc với gan, làm giảm thị lực của bệnh nhân cùng nhiều tác dụng không mong muốn khác.
Chính vì vậy, trước thực tế khó khăn trong điều trị VKDT bằng thuốc tây y, hiện nay các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được tác dụng dự phòng và hỗ trợ điều trị viêm khớp bằng các thảo dược như hy thiêm, sói rừng, nhũ hương, tiền hormone pregnenolone…và sử dụng các thảo dược này để góp phần vào việc điều trị cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được lâu dài và an toàn.