Thuốc trị VIÊM KHỚP có những loại nào? XEM NGAY!

Viêm khớp là bệnh tự miễn, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Một người bị viêm khớp thường sẽ thấy đau và sưng ở các khớp, chẳng hạn như những khớp xương trong ngón tay, khớp đầu gối, khớp hông,... Khi bị viêm nặng, các khớp sẽ trở nên cứng hoặc biến dạng, dẫn đến sự suy giảm khả năng di chuyển và tăng nguy cơ bị tàn tật. Hiện nay, có nhiều loại thuốc trị viêm khớp đang được sử dụng. Các loại thuốc đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đâu là các loại thuốc trị viêm khớp thường được sử dụng?

Viêm khớp là bệnh đòi hỏi việc điều trị phải lâu dài. Công nghệ ngày càng tiên tiến, các nhà khoa học cũng bào chế ra nhiều loại thuốc trị viêm khớp có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, hạn chế tái phát. Chính vì vậy mà hiện nay, các loại thuốc tây chống viêm đang được sử dụng khá phổ biến, trên thị trường cũng có rất nhiều loại với thành phần khác nhau, phù hợp với từng đối tượng người dùng riêng biệt.

 thuoc dieu tri viem khop co nhung loai nao

Thuốc điều trị viêm khớp có những loại nào?

Celecoxib

Celecoxib là thuốc ức chế chọn lọc cyclo-oxygenase-2 (COX-2) được sử dụng điều trị đau cấp tính, các bệnh lý nền của khớp hoặc đau bụng kinh nguyên phát như là lựa chọn thay thế cho các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn naproxen hay ibuprofen. Ưu điểm của celecoxib là nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa thấp hơn các NSAID không chọn lọc. Việc sử dụng celecoxib có liên quan đến gia tăng các nguy cơ về tim mạch, tương đương với nguy cơ của các NSAID không chọn lọc.

Celecoxib có nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng trên hệ tiêu hóa thấp hơn so với các NSAID không chọn lọc như naproxen hay ibuprofen. Tuy nhiên, celecoxib vẫn có tác dụng ức chế COX-1 khi dùng liều cao. Do đó, tác dụng không mong muốn của celecoxib nói chung tương tự với các NSAID không chọn lọc, nhưng tần suất xuất hiện các phản ứng này có thể khác nhau. Các tác dụng phụ của celecoxib bao gồm:

- Các triệu chứng trên tiêu hóa ở mức độ khác nhau, từ khó tiêu đến xuất huyết tiêu hóa.

- Tăng huyết áp.

- Đau đầu, chóng mặt.

- Giữ natri và nước.

Meloxicam

Thuốc trị viêm khớp meloxicam giúp làm giảm đau, sưng và cứng khớp. Meloxicam là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nếu bạn đang điều trị bệnh mạn tính như viêm khớp, hãy hỏi chuyên gia về phương pháp điều trị không dùng thuốc và/hoặc sử dụng các loại thuốc khác để điều trị cơn đau. Bạn dùng meloxicam bằng đường uống theo chỉ dẫn của chuyên gia, thường là một lần/ngày cùng một ly nước đầy (khoảng 240 ml). Không nằm xuống trong ít nhất 10 phút sau khi uống meloxicam. Bạn có thể phải chờ đến 2 tuần để meloxicam phát huy tác dụng. Sử dụng meloxicam thường xuyên để có hiệu quả cao nhất. Hãy báo cho chuyên gia nếu tình trạng của bạn trở nên xấu hơn.

Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Ngừng sử dụng thuốc meloxicam và gọi cho chuyên gia ngay nếu bạn có một tác dụng phụ nghiêm trọng như:

- Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, các vấn đề với thị lực hoặc cân bằng;

- Phân màu đen, có máu;

- Ho ra máu hoặc nôn mửa giống như bã cà phê;

- Sưng tấy hoặc tăng cân nhanh chóng;

- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc vô niệu;

- Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da, vàng mắt;

- Phát ban da, bầm tím, ngứa dữ dội, tê, đau, yếu cơ;

- Phản ứng da nặng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng rát trong mắt, đau da, tiếp theo là tình trạng phát ban da đỏ hoặc màu tím lan (đặc biệt là ở mặt hoặc trên cơ thể), gây phồng rộp và bong tróc.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

- Khó chịu dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, ợ khí;

- Chóng mặt, căng thẳng, đau đầu;

- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng;

- Phát ban da nhẹ.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc dược sĩ.

Prednisolon

Prednisolon là một glucocorticoid có tác dụng rõ rệt chống viêm, chống dị ứng, được chỉ định khi cần đến tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ toàn thân, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nút, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ. Ung thư, như bệnh bạch cầu cấp, u lympho, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối.

Ðường dùng, liều lượng prednisolon và các dẫn chất phụ thuộc vào bệnh cần điều trị và đáp ứng của người bệnh. Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch thường dành cho người bệnh không thể uống được thuốc hoặc dành cho các tình trạng cấp cứu. Sau thời kỳ cấp cứu ban đầu, cần xem xét chuyển sang dạng corticosteroid tiêm tác dụng kéo dài hoặc dạng uống. Liều lượng đối với trẻ nhỏ phải dựa vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh và đáp ứng của người bệnh hơn là dựa một cách chính xác vào liều lượng chỉ dẫn theo tuổi, cân nặng hoặc diện tích cơ thể.

Sau khi đã đạt được đáp ứng mong muốn, cần phải giảm liều dần dần tới mức vẫn duy trì được đáp ứng lâm sàng thích hợp. Phải liên tục theo dõi người bệnh để điều chỉnh liều khi cần thiết. Khi cần phải điều trị prednisolon uống thời gian dài, nên xem xét phác đồ dùng thuốc cách nhật, một lần duy nhất vào buổi sáng theo nhịp tự nhiên trong 24 giờ của corticosteroid. Sau khi điều trị dài ngày phải ngừng prednisolon dần từng bước. Tác dụng phu thường gặp là:

- Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.

- Khó tiêu.

- Rậm lông.

- Ðái tháo đường.

- Ðau khớp.

- Ðục thủy tinh thể, glôcôm.

- Chảy máu cam.

Methylprednisolone

Methylprednisolon là một glucocorticoid, dẫn xuất 6 - alpha - methyl của prednisolon, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, được chỉ định trong liệu pháp không đặc hiệu cần đến tác dụng chống viêm và giảm miễn dịch của glucocorticoid đối với: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, một số thể viêm mạch; viêm động mạch thái dương và viêm quanh động mạch nốt, bệnh sarcoid, hen phế quản, viêm loét đại tràng mạn, thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu hạt, và những bệnh dị ứng nặng gồm cả phản vệ; trong điều trị ung thư, như bệnh leukemia cấp tính, u lymphô, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Methylprednisolon còn có chỉ định trong điều trị hội chứng thận hư nguyên phát. Tác dụng phụ thường gặp là:

- Mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.

- Khó tiêu.

- Rậm lông.

- Ðái tháo đường.

- Ðau khớp.

- Ðục thủy tinh thể, glôcôm.

- Chảy máu cam.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?