Tại sao người bị đau nhức xương khớp nên sử dụng thảo dược?

Đau nhức xương khớp khiến cho người mắc gặp khó khăn khi cử động, gây nên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công việc và cuộc sống hàng ngày. Để khắc phục, giới chuyên gia khuyên nên sử dụng sản phẩm thảo dược. Tại sao vậy?

Thực trạng chứng đau nhức xương khớp hiện nay

Theo thống kê của hội Thấp khớp học Hoa Kỳ, khoảng 12% dân số thuộc độ tuổi từ 25 – 75 xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp. Khoảng 5 – 7 năm gần đây, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp ở người trẻ đang có xu hướng tăng đến 20%, phần lớn là giới văn phòng hoặc người lao động nặng. Đây là con số đáng báo động vì nhóm tuổi từ 25 trước đây thường rất hiếm gặp các dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, do lối sống và một vài yếu tố trong sinh hoạt, tình trạng đau nhức xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau nhức xương khớp là thuật ngữ chung dùng để chỉ các triệu chứng: Tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp xương trên cơ thể. Thông thường, bạn sẽ có cảm giác đau tại các khớp lớn như: Khớp gối, khớp bả vai, khớp háng, khớp cổ tay, đốt sống lưng,… Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện thưa thớt và không quá khó chịu, càng về sau, tần suất sẽ dày hơn, mức độ cũng tăng nặng, gây cản trở sinh hoạt và có thể để lại biến chứng nặng nề, thậm chí là nguy cơ tàn phế. Đi kèm với triệu chứng đau nhức là cứng khớp, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc khi nghỉ ngơi, làm việc quá lâu trong một tư thế cố định.

Trước kia, đau nhức xương khớp thường xảy ra ở người già, thế nhưng hiện nay tỷ lệ mắc phải chứng bệnh này đang ngày càng gia tăng không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

>>> XEM THÊM: Bị đau nhức xương khớp uống thuốc gì?

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, có thể kể đến hàng đầu như:

- Mắc bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn, xảy ra do hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nên tấn công nhầm các khớp gây đau nhức, sưng viêm. Không những vậy, bệnh còn gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như: Da, mắt, tim, phổi,...

 Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức xương khớp

Viêm khớp dạng thấp gây đau nhức xương khớp

- Thoái hóa khớp: Bất cứ vùng xương khớp nào cũng có thể là “nạn nhân” của quá trình lão hóa sinh học. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi 30, sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, đĩa đệm cột sống mất dần tính thẩm thấu, rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức xương khớp, ê mỏi, tê bì xương khớp, chân tay.

Ngoài ra, một số yếu tố thường gặp khác gây ra tình trạng đau nhức xương khớp như:

- Thừa cân, béo phì: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng tổn thương.

- Tính chất công việc: Những người làm các công việc với đặc thù ngồi nhiều hoặc đứng một chỗ trong thời gian dài như: Nhân viên văn phòng, tài xế lái xe hay công nhân may,... thường xuyên bị đau nhức xương khớp, tê mỏi vai gáy, chân tay. Bởi việc ngồi lâu hay đứng yên một chỗ trong thời gian dài không chỉ khiến cho sụn khớp bị đau mỏi mà còn nhanh chóng thoái hóa, kéo theo đó là hiện tượng sưng viêm, cứng khớp.  

 Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng

Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng

- Thói quen sinh hoạt: Lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế,… làm mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được, dần dần khiến cho các cơ xương khớp trên cơ thể tê bì, đau mỏi và nhanh chóng thoái hóa, gây nên tình trạng đau nhức, sưng viêm.

Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, có đến 70% nguyên nhân khiến cho các khớp bị đau nhức, sưng viêm là do bệnh lý, điển hình nhất là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Nguyên nhân cốt lõi là do:

-        Suy giảm hệ miễn dịch.

-        Thiếu dinh dưỡng và thoái hóa mô khớp.

Do đó, muốn khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp thì cần có biện pháp tác động vào phần gốc, đó là điều hòa miễn dịch và tăng cường cung cấp dinh dưỡng cho mô khớp, sụn khớp, chống thoái hóa mô khớp.

Một số phương pháp điều trị đau nhức xương khớp hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phổ biến nhất là sử dụng thuốc tây y và bài thuốc đông y. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng, cụ thể như sau:

Thuốc tây y trị đau nhức xương khớp

Thuốc tây y được coi là giải pháp “cấp bách” giúp giảm những cơn đau dữ dội trong thời gian ngắn, tuy nhiên, chuyên gia xương khớp khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết, bởi nếu quá lạm dụng thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng. Một số nhóm thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng bao gồm:

- Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, diclofenac, piroxicam,... giúp chống viêm, giảm đau đối với trường hợp từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc NSAIDs, cần chú ý đến liều lượng, bởi nếu dùng quá liều hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa, tăng men gan, tăng huyết áp. Nghiêm trọng hơn có thể gây: Suy thận cấp, chảy máu dạ dày, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

- Nhóm thuốc corticosteroid: Đây là nhóm có tác dụng chống viêm mạnh, có thể được dùng qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Tuy nhiên, cần thận trọng cân nhắc khi sử dụng các thuốc nhóm này vì tác dụng phụ của chúng rất nặng nề như: Ù tai, mỏng xương, sụt cân, tiểu đường, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, loãng xương, suy tuyến thượng thận, teo cơ hoặc xảy ra biến chứng trên đường tiêu hoá như loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết dạ dày,...

 Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau nhức xương khớp

Thuốc giảm đau, chống viêm điều trị đau nhức xương khớp

- Thuốc chống thấp khớp (DMARDs): Bên cạnh các thuốc giảm đau chống viêm trên đây, những người bị đau nhức xương khớp có nguyên nhân do bệnh viêm khớp dạng thấp còn được điều trị bằng thuốc chống thấp khớp (DMARDs), bao gồm nhóm thuốc DMARDs cổ điển và nhóm thuốc DMARDs sinh học.

+ Ưu điểm: Tác dụng nhanh và dung nạp tốt; cho hiệu quả kiểm soát tích cực bệnh viêm khớp dạng thấp cả trên lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng; làm chậm quá trình phá hủy khớp và giúp bảo vệ chức năng của khớp.

+ Nhược điểm: Có khả năng gây lao, các nhiễm khuẩn, nhiễm virus (nhất là viêm gan B, C), ung thư.

Thuốc đông y trị đau nhức xương khớp

Sử dụng thuốc đông y trị đau nhức xương khớp là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng, bởi tính an toàn, hiệu quả do các vị thuốc đem lại. Một số bài thuốc đông y được sử dụng điều trị đau nhức xương khớp bao gồm:

Bài thuốc số 1: Nguyên liệu bao gồm: Hy thiêm, lá lốt, thổ phục linh, ngưu tất. Liều lượng của các vị thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý nặng nhẹ. Đem tất cả nguyên liệu sao khô sau đó tán bột. Mỗi ngày, dùng bột đó uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10g. Duy trì bài thuốc uống trong một thời gian nhất định sẽ thấy chuyển biến của bệnh, các triệu chứng giảm dần mức độ.

Bài thuốc số 2: Nguyên liệu: Hy thiêm, cẩu tích, tơ hồng xanh, dây đau xương, thạch cao, ngưu tất, gối hạc, đỗ trọng, vương cốt đằng, chi mẫu, độc hoạt. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà khối lượng mỗi vị thuốc khác nhau. Bạn hãy cho tất cả các nguồn nguyên liệu đã chuẩn bị trên vào nồi và sắc lấy nước. Sau đó, chia  thành 3 lần uống trong ngày.

 Bài thuốc từ hy thiêm trị đau nhức xương khớp

Bài thuốc từ hy thiêm trị đau nhức xương khớp

So với tây y thì bài thuốc đông y trên đây tuy ít gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng hơn nhưng đòi hỏi tốn công đun sắc và duy trì đều đặn trong thời gian dài. Việc này sẽ bất tiện với những người có công việc bận rộn hoặc thường xuyên công tác xa nhà. Hơn nữa, hàm lượng dược chất có thể bị mất đi hoặc pha loãng trong quá trình đun sắc; Đồng thời, nguồn dược liệu chưa được chuẩn hóa có thể còn tồn dư chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, hoặc vi khuẩn, virus.

Mục tiêu cần đạt được trong việc điều trị chứng đau nhức xương khớp là gì?

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều yếu tố gây đau nhức xương khớp, tuy nhiên, thống kê cho thấy, phần lớn bắt nguồn từ 2 bệnh lý phổ biến là viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp (chiếm 70%). Do vậy, để khắc phục tình trạng đau nhức xương khớp, cần phải đảm bảo 2 mục tiêu điều trị chính sau đây:

-        Thứ nhất là tăng cường hệ miễn dịch, giải quyết nguyên nhân do các bệnh tự miễn gây ra chứng đau nhức xương khớp. Tăng cường cung cấp dinh dưỡng, chống thoái hóa mô khớp.

-        Thứ hai là giảm triệu chứng: Giảm đau, chống viêm, tăng cường vận động.

Khi việc điều trị đạt được các mục tiêu trên, hiệu quả đạt được sẽ cao hơn, đáp ứng được toàn diện mong muốn cho người mắc.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?