Sưng khớp là tình trạng tăng kích thước mô mềm quanh khớp bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ về triệu chứng sưng khớp và cách khắc phục hiệu quả, an toàn, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây!
Sưng khớp là tình trạng như thế nào?
Sưng khớp là tình trạng xuất hiện khi có sự gia tăng chất lỏng trong các mô bao quanh khớp. Người bị sưng khớp rất khó chịu và có thể gặp khó khăn trong việc cử động các khớp chịu ảnh hưởng. Một số trường hợp tình trạng sưng có thể khiến các khớp tăng kích thước hoặc thậm chí biến dạng.
Sưng khớp do tích tụ chất lỏng trong ổ khớp
Có 2 loại sưng khớp là cấp tính và mạn tính. Đau và sưng khớp cấp tính thường đến nhanh chóng trong thời gian ngắn, gặp khi bị chấn thương. Ngược lại, đau và sưng khớp mạn tính thường đến từ từ và gây ra các vấn đề lâu dài. Triệu chứng này có nhiều khả năng là dấu hiệu của bệnh viêm khớp.
Nguyên nhân gây sưng khớp là gì?
Sưng khớp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm yếu tố sinh lý và bệnh lý. Cụ thể:
Nguyên nhân bệnh lý
Sưng khớp thường là triệu chứng của các tình trạng sức khỏe sau:
- Thoái hóa khớp: Là tình trạng thường xảy ra khi lão hóa hoặc sau chấn thương. Bệnh xuất phát từ sự mài mòn của sụn đệm các đầu xương, gây sưng ở những khớp chịu trọng lượng lớn như đầu gối, hông, bàn chân và cột sống.
- Bệnh gút: Viêm khớp do gút thường xảy ra đột ngột kèm triệu chứng đau khớp dữ dội, sưng, nóng và đỏ, hay gặp ở ngón chân cái (khoảng 50% trường hợp). Bệnh gút gây ra tình trạng đau, sưng khớp nghiêm trọng đến mức sức nặng của ga trải giường hay quần áo cũng có thể làm người mắc không chịu nổi.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ gây đau, cứng và sưng khớp. Thông thường, bệnh ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân và đầu gối.
Sưng khớp là một trong các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
- Viêm cột sống dính khớp: Viêm cột sống dính khớp thường gặp ở các khớp đáy cột sống, phần cột sống nối với xương chậu, hay còn được gọi là khớp sacroiliac.
- Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến là bệnh có liên quan đến tình trạng vảy nến trên da. Thống kê cho thấy, khoảng 30% số người mắc vảy nến sẽ phát triển bệnh viêm khớp.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Viêm khớp nhiễm trùng xuất phát do nhiễm trùng vi khuẩn, virus hoặc nấm trong các mô và chất lỏng của khớp. Tình trạng này thường xảy ra sau 1 lần nhiễm trùng trước đó trong cơ thể. Vi khuẩn di chuyển đến khớp qua đường máu từ các bộ phận khác như da, mũi, họng, tai hoặc vết thương. Trong vòng vài giờ đến vài ngày, các cơn đau, viêm, sưng khớp và sốt xuất hiện. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất đó là đầu gối, hông, vai, mắt cá chân và cổ tay. Các nhóm vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh viêm khớp nhiễm trùng bao gồm Neisseria gonorrhoeae và Staphylococcus aureus.
Nguyên nhân sinh lý
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, sưng khớp có thể liên quan đến các tổn thương khớp như: Chấn thương khớp dẫn đến đau, sưng khớp và cứng hoặc rách cơ, gân, dây chằng xung quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm gân, trật khớp, căng cơ, bong gân, gãy xương,...
Sưng khớp thường gặp ở vị trí nào?
Đau và sưng khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp thường bị ảnh hưởng là:
- Khớp khuỷu tay.
- Khớp cổ tay.
- Khớp vai.
- Khớp gốc cột sống.
- Khớp ngón tay.
- Khớp hông.
- Khớp đầu gối.
- Khớp mắt cá chân.
Sưng khớp có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể
Bị sưng khớp cần làm gì để khắc phục?
Không phải tất cả các trường hợp bị sưng khớp đều được điều trị theo cùng một phương pháp. Thuốc điều trị sưng khớp còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và chẩn đoán nguyên nhân của bác sĩ. Cụ thể:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) được sử dụng để điều trị các khớp bị sưng do viêm khớp. NSAIDs cũng có thể được sử dụng để điều trị sưng khớp do chấn thương. Bên cạnh sử dụng thuốc NSAIDs, các phương pháp chườm ấm, chườm lạnh có thể giúp làm dịu khớp bị sưng và đau.
- Thuốc steroid dùng đường uống trong thời gian ngắn có thể hiệu quả trong việc giảm đau, sưng khớp. Thuốc giúp ngăn chặn việc sản xuất các hóa chất gây viêm trong cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào khớp giúp người bệnh giảm sưng và đau khớp nhanh chóng, nhưng tác dụng chỉ mang tính tạm thời.
- Đối với viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp, phác đồ điều trị có thể bao gồm NSAIDs, thuốc steroid và các loại thuốc mới hơn tác động đến hệ thống miễn dịch. Các thuốc bao gồm: Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD), tác nhân sinh học như chất ức chế yếu tố hoại tử khối u và chất ức chế enzym có thể ngăn chặn protein gây viêm nhiễm.
- Bệnh gút cấp tính có thể được điều trị bằng thuốc colchicine. Loại thuốc này giúp làm dịu các khớp sưng, đau và viêm do tinh thể lắng đọng trong khớp. NSAIDs và một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn cũng có thể được sử dụng.
- Các khớp bị sưng và đau do viêm khớp nhiễm trùng được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đôi khi, phẫu thuật có thể được chỉ định để loại bỏ yếu tố gây nhiễm trùng.
Thuốc điều trị sưng khớp khác nhau tùy từng nguyên nhân gây bệnh
- Đau khớp cấp tính như căng cơ và bong gân, thường có thể được điều trị bằng các bước sau:
- Bảo vệ vùng khớp khỏi bị tổn thương hoặc tổn hại thêm.
- Nghỉ ngơi tránh các hoạt động gây đau.
- Chườm đá vùng khớp trong 20 phút sau mỗi 2 - 3 giờ.
- Nén khớp bằng một miếng băng chắc chắn nhưng không quá chặt.
- Nâng khớp cao hơn tim để giảm sưng.
Hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa sưng khớp bằng thảo dược
Bên cạnh điều trị nguyên nhân, các chuyên gia khuyên rằng để cải thiện tình trạng sưng khớp, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. Phương pháp này vừa tác động vào nguyên nhân, vừa giúp cải thiện triệu chứng lại đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Một số thảo dược được y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh xương khớp, bao gồm sưng khớp đó là:
- Cao hy thiêm: Là thảo dược tính mát, vị cay, đắng, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, giảm đau, trừ thấp, lợi gân xương. Theo y học hiện đại, hy thiêm có tác dụng kháng viêm, giảm sưng khớp tại chỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kirenol - hoạt chất phân lập từ cây hy thiêm giúp cải thiện các triệu chứng đau khớp, viêm sưng khớp rất hiệu quả.
- Cao sói rừng: Thảo dược giúp chống oxy hóa, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là giảm viêm, rất phù hợp với người bệnh xương khớp, sưng khớp do thoái hóa khớp.
- Cao bạch thược: Thảo dược nổi tiếng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, giúp giảm đau lưng mỏi gối, cải thiện sưng khớp.
- Nhũ hương: Thảo dược có tác dụng chống viêm rất tốt, được sử dụng trong điều trị các bệnh lý xương khớp viêm mạn tính, đặc biệt là thoái hóa khớp, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...
Thảo dược tự nhiên giúp cải thiện sưng khớp an toàn, hiệu quả
Đặc biệt, sản phẩm thảo dược chứa hy thiêm đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện E cho kết quả tích cực trên người bệnh viêm khớp. Cụ thể: Nhóm chỉ điều trị bằng thuốc cho tỷ lệ phục hồi thấp hơn 20% so với nhóm điều trị bằng phác đồ thuốc kết hợp sử dụng sản phẩm.
Như vậy, sưng khớp là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Người mắc cần được kiểm tra và điều trị sớm, tránh biến chứng nguy hiểm và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, để giảm sưng khớp nhanh chóng và nâng cao sức khỏe xương khớp lâu dài, đừng quên sử dụng thảo dược tự nhiên mỗi ngày nhé!
Mọi thắc mắc về tình trạng sưng khớp và các bệnh lý xương khớp hãy bình luận phía dưới bài viết để nhận được tư vấn.
Link tham khảo:
https://www.healthline.com/health/joint-swelling
https://www.healthdirect.gov.au/joint-pain-and-swelling
https://www.webmd.com/arthritis/swollen-joints-joint-effusion