5 biến chứng viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị đúng cách

Biến chứng viêm khớp dạng thấp không thể xem thường

Viêm khớp dạng thấp là bệnh hình thành do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm tế bào khỏe mạnh của hệ xương khớp, gây viêm niêm mạc khớp. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng viêm khớp dạng thấp xuất hiện ở mức độ nhẹ, gây sưng, nóng, đỏ, đau các khớp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, càng về sau bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý ở cơ quan khác, đặc biệt nếu không được kiểm soát tốt. 

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp cần cảnh giác đó là:

Tình trạng viêm lan ra nhiều cơ quan

Tình trạng viêm có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể như:

  • Phổi: Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến viêm màng phổi hoặc xơ phổi, khiến người bệnh bị đau ngực, ho dai dẳng và khó thở.
  • Tim: Tình trạng viêm mô xung quanh tim có thể xảy ra nếu không điều trị viêm khớp dạng thấp kịp thời. Biến chứng này dẫn đến viêm màng ngoài tim, gây đau ngực, thậm chí suy tim.
  • Mắt: Viêm mắt có thể dẫn đến viêm củng mạc hoặc hội chứng Sjogren. Các triệu chứng bao gồm đỏ mắt, đau và  khô mắt.
  • Lá lách: Viêm lá lách hay còn gọi là hội chứng Felty có thể gây giảm bạch cầu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở người mắc viêm khớp dạng thấp.
  • Mạch máu: Tình trạng viêm mạch máu khiến thành mạch dày lên, suy yếu, thu hẹp và xơ sẹo hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các cơ quan và mô của cơ thể, đe dọa tính mạng người mắc.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một trong những biến chứng phổ biến ở người bị viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân là do sự chèn ép của dây thần kinh kiểm soát cảm giác và chuyển động ở tay (dây thần kinh giữa). Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: Đau nhức, tê, ngứa ran ở ngón tay và một phần bàn tay.

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay

Người bệnh có thể phải kiểm soát biến chứng này bằng nẹp cổ tay hoặc tiêm trực tiếp thuốc steroid vào khớp, thậm chí phải phẫu thuật để giải phóng áp lực lên dây thần kinh giữa trong trường hợp nghiêm trọng.

Tổn thương, biến dạng khớp

Nếu viêm khớp dạng thấp không được điều trị sớm cũng như kiểm soát tốt, người bệnh có thể bị tổn thương khớp nặng và vĩnh viễn, bao gồm: Tổn thương xương và sụn, tổn thương gân, biến dạng khớp,... Có thể cần can thiệp phẫu thuật để tránh bị liệt hoàn toàn. 

Tổn thương da

Phản ứng miễn dịch tấn công niêm mạc khớp đồng thời có thể ảnh hưởng đến da. Người bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị sẽ bị phát ban, nổi mụn nước và các nốt sần dưới da. 

Ảnh hưởng đến thận

Nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 25% số người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh thận. Nguyên nhân là do quá trình viêm nhiễm kết hợp với các tác dụng phụ của thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi chức năng thận thường xuyên để phòng ngừa và phát hiện kịp thời biến chứng này.

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Thống kê cho thấy, người bị viêm khớp dạng thấp có tuổi thọ ngắn hơn trung bình khoảng 10 - 15 năm.

>>> XEM THÊM: Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp giúp phát hiện bệnh sớm!

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Điều trị viêm khớp dạng thấp kịp thời giúp giảm nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm và hạn chế bệnh tái phát. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp giúp chữa khỏi bệnh nhưng người mắc viêm khớp dạng thấp hoàn toàn có thể ngăn chặn và cải thiện các triệu chứng nhờ một số biện pháp sau: 

Phương pháp sử dụng thuốc

Có 4 nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp đó là: 

  • Thuốc giảm đau thông thường paracetamol.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Naproxen,...
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Methotrexate,...
  • Chống viêm, giảm đau steroid (còn được gọi là corticosteroid).

Tùy từng tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp, bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong phác đồ điều trị.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc giúp hạn chế nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc giúp hạn chế nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm

Phương pháp không sử dụng thuốc

Bên cạnh sử dụng thuốc đúng chỉ định, người bị viêm khớp dạng thấp có thể áp dụng thêm các biện pháp sau để nâng cao hiệu quả điều trị:  

Châm cứu

Chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về tác dụng của châm cứu đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm và đau khớp cho người bệnh. Lưu ý, châm cứu liên quan đến kim tiêm nên cần phải vô khuẩn và thực hiện đúng kỹ thuật.

Massage

Phương pháp massage có từ hàng nghìn năm trước và khoa học hiện đại cũng đã thấy được tác dụng giảm đau khớp hiệu quả của nó. Hãy thử ngay các bài massage khớp đơn giản có thể thực hiện tại nhà để cải thiện triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.

Chườm nóng và lạnh

Chườm trực tiếp khớp bị ảnh hưởng giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể:

  • Chườm lạnh: Giúp hạn chế sưng và viêm khớp, mỗi lần chườm khoảng 15 phút.
  • Chườm nóng: Giúp thư giãn cơ bắp và thúc đẩy lưu thông máu, chú ý nhiệt độ nóng vừa phải, tránh bỏng da. 

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Bên cạnh các giải pháp trên, ngày nay, nhiều người có xu hướng kết hợp sử dụng thảo dược trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp. Tiêu biểu là thảo dược hy thiêm, sói rừng,... giúp chống viêm, giảm đau, sưng và hạn chế nguy cơ tổn thương khớp. 

Giảm đau khớp bằng cách sử dụng thảo dược thiên nhiên

Giảm đau khớp bằng cách sử dụng thảo dược thiên nhiên

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng, vận động và ăn uống có vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp. Cụ thể hãy lưu ý những vấn đề sau: 

  • Thực hiện chế độ ăn khoa học, bổ sung các nhóm thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe xương khớp như cá biển, rau cải xoong, sữa chua,... Đồng thời, hạn chế các thực phẩm như đồ nướng, chiên, thực phẩm chế biến sẵn,... giúp hạn chế viêm. Duy trì cân nặng hợp lý. 
  • Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên với các bộ môn đơn giản, nhẹ nhàng, vừa với thể trạng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...  
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức để đảm bảo sức khỏe toàn trạng, bao gồm cả hệ xương khớp.

Các biến chứng viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể. Do vậy, người bệnh cần quan tâm điều trị sớm, tránh để tình trạng nhiều cơ quan cùng tổn thương rất khó hồi phục!

Link tham khảo:

https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/complications/

https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/dangers-of-untreated-ra

https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/conditions/rheumatoid-arthritis/

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?