Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp thường gia tăng ở người phải tiếp xúc nhiều với bụi vải. Điều này liên quan đến yếu tố giảm sự kháng thể đối với bệnh, do đó có khả năng đẩy nhanh sự tiến triển của viêm khớp.
Bị viêm khớp do tiếp xúc với bụi vải
Viêm khớp là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn, tấn công các khớp, gây ra đau và cứng khớp. Giống như nhiều bệnh tự miễn dịch khác, nguyên nhân chính xác chưa được rõ ràng, nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 910 phụ nữ Malaysia được chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp sớm và 910 phụ nữ cùng độ tuổi không bị bệnh. Những người này được hỏi liệu họ có từng làm việc trong ngành công nghiệp dệt? Mẫu máu cũng được dùng để kiểm tra các kháng thể viêm khớp dạng thấp gọi là ACPA.
Tiếp xúc với bụi vải làm tăng nguy cơ viêm khớp
Kết quả, phụ nữ phải chịu ảnh hưởng từ bụi dệt may có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp tăng gấp 3 lần so với những phụ nữ không tiếp xúc. Ngoài ra, tiếp xúc với bụi dệt may làm tăng gấp đôi nguy cơ xét nghiệm dương tính đối với ACPA ở 2/3 số bệnh nhân. Việc tiếp xúc với bụi dệt khác nhau có thể dẫn đến kết quả không giống nhau, vì các loại hàng dệt đa dạng về thành phần hoá học. Từ khía cạnh sức khoẻ cộng đồng, kết quả nghiên cứu cho thấy, cần phải xem xét để giảm tỷ lệ viêm khớp dạng thấp ở người phải thường xuyên tiếp xúc với bụi dệt.
Các yếu tố môi trường góp phần làm tăng nguy cơ viêm khớp mạn tính bao gồm
- Hút thuốc
- Phơi nhiễm bụi silica
- Dầu khoáng và các chất kích hoạt hệ miễn dịch khác
- Nhiễm trùng, virus hoặc vi khuẩn
Các yếu tố không di truyền và môi trường khác được cho là chiếm khoảng 40% nguy cơ phát triển viêm khớp, 60% còn lại là di truyền học. Môi trường bao gồm: Nơi chúng ta sống và những chất hoặc sinh vật nào chúng ta tiếp xúc (như vi khuẩn, vi rút, bụi và chất gây ô nhiễm).