Bệnh nhân viêm khớp nên làm gì khi thay đổi thời tiết

Thời tiết lạnh là lý do khiến nhiều bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hoá khớp tiến triển. Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn, gây co các mạch máu ngoại vi làm giảm cung cấp máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, khớp gây các triệu chứng như đau mỏi cơ xương khớp

Bệnh viêm khớp là một bệnh đang khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp như do thời tiết ẩm thấp, tiếp xúc .. nơi ẩm ướt, hoặc làm việc mệt nhọc, gặp mưa rét làm chính khí hư yếu và 3 thứ khí gồm: Phong, Hàn, Thấp thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, lưu lại ở kinh lạc, gân cơ, xương khớp, khiến khí huyết không lưu thông được mà sinh bệnh. Bệnh viêm khớp có cảm giác đau tăng lên khi trời lạnh, ẩm ướt và giảm đi khi trời nóng. Vậy khi tới mùa đông thời tiết trở nên nồm khô hanh và nhất là cái lạnh của mùa đông. Nếu như không có các biện pháp sử lí để lâu ngày sẽ khiến các khớp ngón tay, ngón chân to, cứng, hạn chế vận động, tổn thương tâm, can, thận, khí huyết, mất ngủ…

hình ảnh minh họa bệnh nhân viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, các khớp nhanh chóng bị biến dạng, dính khớp. Các khớp thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay, khớp cổ tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân, cả hai bên. Ở giai đoạn muộn, thường biểu hiện ở các khớp vai, háng, cột sống cổ. Buổi sáng, khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy có cảm giác cứng tại khớp, khó vận động. Dấu hiệu này rõ nhất ở các khớp cổ tay và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hoặc vài tiếng, mới giảm bớt cảm giác cứng khớp. Sau nhiều đợt cấp tính hoặc sưng đau khớp kéo dài (vài tháng hoặc vài năm), các khớp có thể biến dạng: bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các ngón tay ngón chân cũng bị biến dạng, các cơ teo, khiến cho chức năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút, thậm chí ở giai đoạn muộn, bệnh nhân trở thành tàn phế.

Người bị viêm khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng cần được điều trị sớm để tránh tình trạng dính khớp, biến dạng khớp, dẫn đến tàn phế. Tuy nhiên các thuốc tây y được dùng hiện nay cần phải hạn chế do gây nhiều tác dụng phụ đặc biệt đối cới đường tiêu hóa. Vậy làm thế nào để dự phòng các cơn đau khớp cấp khi thời tiết trở lạnh, ẩm thấp:

Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng, mỗi ngày 15-30 phút, rất tốt cho giảm đau và phòng ngừa tê thấp ở chân.

Lấy lá ngải cứu trắng, có thêm chút muối hơ nóng và đắp lên khớp, có tác fungj giảm đau, giảm sưng hiệu quả.

Dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ và giữ ấm toàn thân khi thời tiết thay đổi, tránh cơ thể tiếp xúc với gió lạnh.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?