Chú ý khi sử dụng các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính tại các tổ chức xương khớp. Thời gian điều tị bệnh kéo dài và nặng lên theo độ tuổi. Trong tây y, sau khi có kết luận chính thức từ việc chụp chiếu của các máy móc, người bệnh thường được các bác sĩ kê đơn thuốc, tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê: Korulac, Paracetamol, Diclofenac, Arcoxia, Bonlutin, Artrodar, Fenalgic, Ibuprofen, Profenid, Voltaren, Mobic ....về điều trị tại nhà. Tuy nhiên các thuốc tây điều trị bệnh khớp lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng mà chúng ta nên chú ý:

Ngộ độc thuốc khi điều trị các bệnh khớp có thể từ nhẹ đến nặng, phục hồi hoặc không phục hồi được. Thường những xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm các biểu hiện nhiễm độc như: cao huyết áp, loét và chảy máu đường tiêu hóa, hạ đường huyết, tổn thương hoàng điểm, tổn thương gan, thận, rối loạn về chuyển hóa và nội tiết, suy tủy dẫn đến giảm các tế bào máu... Bệnh nhân phải dùng thuốc ngay lập tức khi có các biểu hiện ngộ độc trên.

Hình ảnh minh họa

Ngoài các biến chứng thông thường vừa kể, một số hội chứng không điển hình dưới đây cũng cần được chú ý khi điều trị viêm khớp:

1. Các biểu hiện viêm khớp gia tăng: Bệnh nhân cảm thấy đau hơn, sưng hơn cùng với cứng khớp. Cần biết rằng ban đầu có thể xuất hiện các phản ứng theo xu hướng xấu do thuốc bắt đầu tác dụng. Nếu sau một ngày, các biểu hiện này không được cải thiện và tiếp tục phát triển thì rất có thể thuốc đã không có tác dụng, cần phải thay thế thuốc hoặc điều chỉnh lại liều dùng.

2. Tăng nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng không đáng kể (dưới 380C), đó có thể là biểu hiện bình thường của phản ứng viêm khớp, nhưng nếu nhiệt độ tăng hơn nhiều (trên 380C), phải nghĩ đến khả năng về một bệnh nhiễm trùng. Nhiều thuốc trị viêm khớp đã làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như giảm thiểu tuần hoàn và làm tăng một cách đáng kể nguy cơ bị các bệnh do vi trùng và siêu vi trùng. Các thuốc chính gây suy giảm hệ miễn dịch là: Methotrexate, Immuran, Remicade, Infliximab, Enbrel, Cyclosporine, Cytoxan. Phát hiện và điều trị kịp thời các biểu hiện nhiễm trùng sẽ giúp giảm bớt những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

3. Tê hoặc cảm giác kiến bò: Các phản ứng này có thể xảy ra vì sự đè nén do phù và viêm vào các dây thần kinh. Một nguyên nhân khác là do thoái hóa dây thần kinh, do hiện tượng viêm và tổn thương mạch máu. Ngoài ra, độc tính của một số thuốc kháng viêm cũng như thuốc làm suy giảm miễn dịch có thể làm tổn hại hệ thần kinh ngoại vi và gây ra cảm giác tê hoặc kiến bò. Bệnh nhân cần phải thông báo ngay với bác sĩ những biểu hiện này để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

4. Mẩn đỏ: Rất hiếm khi do các bệnh khớp gây ra, nguyên nhân của triệu chứng này thường là do các thuốc: Solganal, Myochrysine - các thuốc có gốc vàng; (Rheumatrex, Trexall) - Methoratrexate; (Arava) - Leflueno-mide và (Plaquenill) - Hydroxychloro-quine.

5. Ðỏ mắt: Có thể do nhiễm trùng mắt. Nếu kèm theo đau nhức nặng cần phải nghĩ đến bệnh viêm các mạch máu.

6. Không phân biệt được màu đỏ và xanh lá cây: Thường do Plaquenil làm tổn hại võng mạc gây ra. Bệnh nhân phải báo với bác sĩ và dùng thuốc ngay.

7. Buồn nôn: Hầu hết các thuốc trị viêm khớp đều có thể gây nên cảm giác rất khó chịu này, đặc biệt là: Ibuprofen, Naproxen và một số thuốc kháng viêm giảm đau khác như: Azathiprine - (Immuran), Prednisolone, Methotrexate.

8. Ho và đau ngực: Viêm các khớp liên sườn có thể gây đau ngực. Tuy nhiên cũng cần được khám để loại trừ khả năng có bệnh về tim và phổi. Như đã trình bày, khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp do tác dụng giảm miễn dịch của thuốc điều trị viêm khớp có thể xảy ra và phải được điều trị bằng kháng sinh kịp thời. Methotrexate có thể gây viêm phổi do làm tổn thương mô và mạch máu, biểu hiện đầu tiên là ho kéo dài. Các thuốc kháng viêm cũng thường gây ợ acid và đau rát ở lồng ngực.

Trên đây là một số dấu hiệu chính nhưng không phải hoàn toàn đầy đủ của các phản ứng do thuốc điều trị các bệnh viêm khớp có thể dẫn đến. Thuốc như con dao hai lưỡi, có thể gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong nếu không được dùng đúng và không có bác sĩ theo dõi liên tục. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc cần luôn cảnh giác để phát hiện và xử lý kịp thời những biến chứng để ngăn chặn các hậu quả nặng nề cũng như phải dùng thêm thuốc không cần thiết.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?