Coi chừng viêm khớp dạng thấp tái phát

Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mạn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu hiện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút...) và tổn thương các cơ quan khác. Theo những quan điểm mới thì viêm khớp dạng thấp được coi là bệnh tự miễn.

Về cơ chế bệnh sinh, có thể được giải thích như sau: do các tế bào trong cơ thể bị thoái hóa, thiếu năng lượng dẫn đến mất thông tin làm hệ miễn dịch nhận diện sai là các kháng nguyên lạ nên đã hình thành các kháng thể tự sinh (yếu tố dạng thấp) để chống lại các kháng nguyên đó. Chính vì vậy, hướng điều trị là tăng cường năng lượng cho các tế bào, tăng cường chức năng các cơ quan, chống thoái hóa ở các tổ chức, tăng cường khả năng nhận diện của các tế bào miễn dịch, chống tự miễn. Bên cạnh đó cũng cần phải phối hợp điều trị triệu chứng: chống viêm, giảm đau...

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần lưu ý đến một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh dễ tái phát. Cụ thể, đó là trong thời gian giao mùa, thời tiết nóng – lạnh đột ngột, lúc khô hanh – ẩm ướt sẽ kéo theo sự thay đổi của các yếu tố như: độ nhớt của máu, dịch khớp,... góp phần làm xuất hiện đợt đau xương khớp. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng dễ xảy ra khi cơ thể suy yếu, bị chấn thương, phẫu thuật,… Vì vậy, người bệnh cần có chế độ dự phòng thích hợp để ngăn chặn nguy cơ viêm khớp dạng thấp tái phát và tiến triển nặng hơn vào những thời điểm này.

hình ảnh minh họa

Những nghiên cứu của Đông y cho rằng viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân do phong, do hàn, do thấp, do nhiệt, đàm ứ cấu kết, khí huyết hư. Khi thời tiết thay đổi thường mang theo các yếu tố gây bệnh như phong, hàn (gió, lạnh). Khi gặp điều kiện thuận lợi, các yếu tố này sẽ phối hợp xâm nhập vào cơ thể và lưu đọng lại ở các khớp xương làm khí huyết kém lưu thông, kinh lạc bị trì trệ, gây sưng, đau, tê nặng ở khớp. Đặc biệt, ở người sẵn có bệnh lý về khớp thường có cơ thể suy yếu và can thận bị hư, khí huyết giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch là những đối tượng dễ bị phong, hàn xâm nhập khiến bệnh thêm trầm trọng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như: tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi,… ghé thăm người bệnh.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?