Đau khớp ngón tay - dấu hiệu sớm của viêm khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp chỉ tình trạng một hay nhiều khớp bị sưng đau lúc thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Bệnh xuất hiện trên những người bị viêm họng cấp hoặc mãn do chủng vi khuẩn liên cầu hoạt huyết nhóm A gây nên. Lúc cấp tính, tại vùng khớp bị sưng, đỏ, nóng đau; nhưng khi đã thành mạn thì các dấu hiệu này không rõ ràng, chỉ thấy sưng, đau hoặc mỏi ở những khớp đa viêm nhiễm và di chuyển nhiều lần.

Theo khảo sát từ các bệnh nhân đau khớp, thì có đến 90% bệnh khởi phát bắt đầu từ đau khớp ngón tay sau đó, bệnh lan sang các vị trí khác như khớp cổ tay, khớp gối...

Đau khớp ngón tay thường có triệu chứng giống với các bệnh khớp khác và chỉ có thể nhận biết triệu chứng đầy đủ sau một thời gian bệnh phát triển. Giai đoạn đầu, đau khớp dạng thấp thường có tính chất đối xứng 2 bên, bệnh nhân bị đau nhiều về đêm và gần sáng; có thể tràn dịch trong khớp gối kèm theo cứng khớp vào buổi sáng.Theo thời gian, các khớp viêm tiến triển tăng dần ở nhiều khớp khác như cổ tay, khớp ngón gần bàn chân, khớp gối, cổ chân, khớp khuỷu. Tuy nhiên, phổ biến nhất là các khớp nhỏ như bàn tay, chiếm tỉ lệ 90% số bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Khi khớp bàn tay bị viêm kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng dính khớp, bàn tay dính và biến dạng ở tư thế nửa co, lệch trục hay còn gọi là bàn tay gió thổi, làm giảm sút chất lượng sống của người bệnh.

hình ảnh minh họa bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Những bài tập kéo giãn đốt ngón tay sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Từ từ uốn cong và kéo dài ngón tay, chạm từng đầu ngón tay vào ngón cái, đồng thời kéo dài cổ tay. Cầm một quả bóng nhỏ trong lòng bàn tay và bóp nhẹ liên tục cũng giúp lưu thông máu hiệu quả. Trước khi tập, nên ngâm tay trong nước ấm sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu bị đau khớp, điều quan trọng là người bệnh phải được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực phẩm giàu vitamin D và canxi sẽ củng cố cấu trúc xương và khớp, các axit béo omega – 3 giảm viêm, vitamin C tăng cường sụn, và niacin giảm mức độ nghiêm trọng của đau khớp ngón tay. Người bệnh cũng cần tránh thực phẩm có tính axit như cà chua, gluten, sữa, thức ăn chiên xào, đường, và các loại thực phẩm có lượng natri cao. Tốt nhất là người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ để biết được tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng nặng nề về sau.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?