Đau khớp ngón tay – và các bệnh lý liên quan đến bệnh

Các bộ phận liên quan đến khớp ngón tay bao gồm cơ, gân, xương, dây chằng, dây thần kinh và hệ mạch máu, nếu bị tổn thương hoặc sai vị trí có thể gây đau.  Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay là do một số các bệnh liên quan sau :

 Trật khớp với biểu hiện đau khớp ngón tay.

Khi ngón tay có biểu hiện đau, người bệnh nên nghĩ đến việc mình gặp phải trật khớp và kiểm tra bởi trật khớp là nguyên nhân khá phổ biến gây đau tại tay.Trật khớp xảy ra ở phần khớp nối bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi chúng ta cố với hay cố gắng bưng bê vật gi đó nặng quá sức của mình lúc đó thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột ngón tay hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần đặc biệt là chấn thương do va chạm rất dễ bị trật khớp.

Biểu hiện rõ ràng khi khớp tay bị trật như sau: đau dữ dội ở vùng khớp bị ảnh hưởng, ngón tay khó co lại, bị cong sưng và bầm tím, tê, ngứa ở ngón tay bị trật, khó vận động ngón tay. Bệnh thường gặp ở những đối tượng hay chơi thể thao hay những người hay phải lao động chân tay, bốc vác…

 

Đau khớp ngón tay biểu hiện của nhiều bệnh lý

Đau khớp ngón tay biểu hiện của nhiều bệnh lý

Bệnh gút với biểu hiện đau khớp ngón tay .                  

Đau khớp ngón tay là biểu hiện khá đặc trưng của bệnh nhân gút. Khi bệnh nhân bị gút thường biểu hiện bằng những cơn đau đột ngột, dữ dội, sưng đỏ tại các khớp đặc biệt là đau thường diễn ra vào đêm. Thông thường biểu hiện sứng nóng đỏ đau tại các ngón chân cái, tuy nhiên  bệnh gút có thể xảy ra ở bất cứ khớp nào trong cơ thể bao gồm cả khớp ngón tay.

Nguyên nhân của bệnh gút là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Bệnh gút thường phát triển mạnh ở nam giới nhiều hơn phụ nữ do yếu tố cơ địa và do tính chất công việc, tuy nhiên nhưng phụ nữ sau khi mãn kinh cũng là đối tượng dễ gặp phải bệnh này.

Biểu hiện triệu chứng của gút bao gồm: bệnh nhân thấy sưng nóng đỏ đau dữ dội, đột ngột ở một khớp, không đối xứng và có thể tự khỏi sau 5- 7 ngày mà không cần điều trị . Ở giai đoạn muộn biểu hiện ở nhiều khớp, có thể đối xứng, xuất hiện những u cục (tophy) ở nhiều nơi đặc biệt quanh các khớp. Trong giai đoạn cấp tính có thể kèm các dấu hiệu toàn thân như: sốt cao, lạnh run, đôi khi có dấu màng não (cổ cứng, ói...). Gút xảy ra khi các tinh thể urat lắng đọng bên trong hoặc xung quanh khớp gây khó chịu và đay ở các mô mềm xung quanh. Tinh thể urat phát triển khi nồng độ axituric tăng cao trong máu

Viêm khớp dạng thấp gây đau khớp ngón tay   

Viêm khớp dạng thấp nếu bệnh nhân không phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị tích cực sẽ dẫn đến biến dạng khớp trong đó có khớp ngón tay.  Viêm khớp dạng thấp với biểu hiện đặc trưng bởi những cơn sưng, nóng, đỏ, đau và hiện tượng cứng khớp buổi sáng là biểu hiện rõ rệt nhất gây giảm khả năng vận động của khớp. Đây là bệnh thuộc dạng tự miễn nên hiện tại chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn được bệnh tuy nhiên nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm sẽ không để lại những biến chứng nặng nền lên khớp.

Biểu hiện triệu chứng bao gồm: cứng khớp buổi sáng, thức dậy khó có thể vận động được ngay mà phải xoay khớp, xoa bóp chừng 10-15 phút mới có thể xuống giường. Tiếp đến là đau khớp, nhất là các khớp nhỏ như: khớp bàn ngón tay, cổ tay, bàn ngón chân, cổ chân. Các khớp có đặc   điểm là viêm đau, có thể sưng nhưng không đỏ lên. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là có hiện tượng đau đối xứng hai bên. Cuối cùng, nếu bàn tay, bàn chân bị biến dạng sau một thời gian đau khớp thì có nghĩa là bệnh đã rơi vào giai đoạn nặng. Khi có những biểu hiện đáng ngờ, xảy ra thường xuyên, cần đi kiểm tra.

 



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?