Điểm danh các chỉ tiêu chẩn đoán và nhận biết viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) hay còn gọi là thấp khớp là bệnh tự miễn, gây hủy hoại nhiều khớp một cách đối xứng khiến bệnh nhân đau đớn cùng cực khi vận động.

Gồm 11 tiêu chuẩn, trong đó có 6 tiêu chuẩn lâm sàng và 5 tiêu chuẩn cận lâm sàng:

1. Có cứng khớp buổi sáng.

2. Đau khi khám hoặc khi vận động từ 1 khớp trở lên.

3. Sưng tối thiểu 1 khớp trở lên.

4. Sưng nhiều khớp thì khớp sưng sau cách khớp sưng trước dưới 3 tháng.

5. Sưng khớp có tính chất đối xứng 2 bên.

6. Có hạt dưới da.

7. X quang có khuyết đầu xương, hẹp khe khớp.

8. Phản ứng Waaler Rose hoặc gama latex (+) ít nhất 2 lần.

9. Lượng mucin trong dịch khớp giảm rõ.

10. Sinh thiết hạt dưới da thấy tổn thương điển hình.

11. Sinh thiết màng hoạt dịch thấy 3 tổn thương trở lên.

Chẩn đoán chắc chắn khi có 7 tiểu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần. Chẩn đoán xác định khi có 5 tiểu chuẩn trở lên và thời gian bị bệnh trên 6 tuần. Chẩn đoán nghi ngờ khi có 4 tiểu chuẩn và thời gian bị bệnh 4 tuần

Trong điều kiện Việt Nam

Do thiếu các phương tiện chẩn đoán cần thiết, nên chẩn đoán xác định dựa vào các yếu tố sau:

1. Nữ tuổi trung niên.

2. Viêm các khớp nhỏ ở hai bàn tay, phối hợp các khớp gối, bàn chân và khuỷu

3. Đối xứng 

4. Có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng

5. Diễn biến trên 2 tháng.

hình ảnh các khớp đau đối xứng

Nguyên nhân của bệnh vẫn còn chưa được hiểu biết đầy đủ. Gần đây người ta cho rằng VKDT là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau: 

Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn.

Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).

Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%).

Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.

Như vậy các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp rất dễ nhận dạng và phát hiện. Bệnh phát hiện càng sớm thì điều trị đáp ứng càng cao.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?