Hiện nay, có rất nhiều cách để khắc phục bệnh viêm khớp dạng thấp. Trong đó, sử dụng sản phẩm thảo dược là giải pháp được giới chuyên gia đánh giá cao. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, xảy ra do sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại từ bên ngoài như nấm, vi khuẩn, virus hay từ bên trong như các tế bào “bệnh”. Khi hệ miễn dịch suy yếu thì “hàng rào bảo vệ” này bị phá vỡ, suy giảm, không còn đủ sức chống chọi với những tác nhân độc hại. Hơn nữa, tình trạng này cũng khiến cho hệ miễn dịch nhận diện sai, nhầm tưởng các mô và khớp trong cơ thể là kháng nguyên lạ nên đã hình thành kháng thể tự sinh để chống lại kháng nguyên đó, gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi mắc bệnh, lớp dịch bao quanh giúp khớp xương vận hành trơn tru dần bị khô đi và tiêu biến. Điều này khiến khớp xương, dây chằng quanh đó đều bị tổn thương, thô ráp và gây ra nhiều cơn đau do cọ xát vào nhau khi người bệnh di chuyển.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp
Trước khi xảy ra biến chứng, người mắc sẽ có các dấu hiệu đau nhức, sưng đỏ tại khớp. Thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ khởi phát từ khớp ngón tay, ngón chân rồi lan dần sang các khớp lớn hơn như khớp khuỷu tay, khớp đầu gối, với tính chất đối xứng ở 2 bên cơ thể. Nghĩa là, nếu tay trái của bạn bị đau, điều đó đồng nghĩa là tay phải cũng sẽ bị đau. Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ xuất hiện dần dần từ vài tuần đến vài tháng.
Bên cạnh đó là triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng sớm, phát ra các tiếng lục cục khi cử động hay di chuyển. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây sốt, ớn lạnh, mệt mỏi hay buồn nôn cho người mắc. Đó là những biểu hiện thông thường nhất của viêm khớp dạng thấp mà bất kỳ ai khi mắc bệnh cũng sẽ trải qua. Những triệu chứng ban đầu thường xuất hiện không rõ rệt, có thể kéo dài từ trước tuổi 30 cho đến thời kỳ trung niên mới phát tác. Theo sự tiến triển của bệnh, các biến chứng sẽ bắt đầu xảy ra khi không được chữa trị kịp thời.
>>> XEM THÊM: 5 sai lầm khiến bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển mãi không buông?
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp không chỉ xảy ra tại khớp mà còn có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nếu không được điều trị tích cực. Cụ thể:
Biến chứng trên các khớp xương
Điển hình nhất là biến chứng dính khớp, biến dạng khớp gây mất khả năng vận động thông thường và nghiêm trọng. Sự tổn thương lâu ngày tại những vị trí bị tấn công sẽ bào mòn phần sụn khớp, làm hẹp dần khe khớp, dẫn đến các đầu xương bị dính vào nhau. Kết quả là các khớp bị dính lại, trở nên biến dạng, gây mất chức năng vận động.
Biến chứng về phổi
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể biến chứng gây viêm màng phổi, dẫn đến hiện tượng đau khi hít thở. Các hạch cũng có thể hình thành trong phổi, có thể dẫn đến một số vấn đề như: Sưng phổi, ho ra máu, nhiễm trùng hay tràn dịch màng phổi.
Viêm khớp dạng thấp gây nên các bệnh về phổi
Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất thì khoảng 10 - 20% số người bị viêm khớp dạng thấp sẽ phát triển bệnh phổi mạn tính vào thời điểm nào đó. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh viêm phổi kẽ (một nhóm các rối loạn về phổi gây viêm và sẹo phổi) là 7.7% ở những người bị viêm khớp dạng thấp, so sánh với những người không bị viêm khớp dạng thấp chỉ là 0.9%. Nguy cơ cũng sẽ tăng lên với những người bị viêm khớp dạng thấp nặng hoặc được chẩn đoán khi ở giai đoạn cuối của bệnh.
Biến chứng trên da
Người bệnh sẽ phát hiện thấy các đốm hoặc bướu trên da, cụ thể là khu vực khuỷu tay, cẳng tay, gót chân hoặc ngón chân. Chúng có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, thậm chí còn hình thành ở các cơ quan khác như phổi và tim. Một số trường hợp, bệnh có thể gây chứng viêm mạch máu, được biểu hiện bằng các vết loang trên da.
Các biến chứng về mắt
Quá trình viêm có thể tác động lên hệ thống mạch máu trong mắt, làm tổn thương mắt. Trong nhiều trường hợp khác, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào tuyến lệ gây khô và sạn mắt. Nếu không được chữa trị có thể gây viêm, nhiễm trùng kết mạc hay giác mạc.
Các biến chứng trên tim
Chứng viêm màng ngoài tim có thể xảy ra trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Việc gia tăng các đợt tái phát cấp tính là dấu hiệu viêm khớp dạng thấp đang nặng thêm. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể làm dày lên hoặc mỏng đi màng ngoài tim và làm gián đoạn các hoạt động của tim.
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến tim
Các bệnh về máu
Lượng hồng cầu của người bệnh thường bị suy giảm trong quá trình viêm khớp dạng thấp tiến triển và được gọi là chứng thiếu máu. Điều này gây ra các biểu hiện mệt mỏi, tim đập nhanh, thở khó, mất ngủ, chuột rút. Giảm tiểu cầu cũng là một biến chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp. Sự gia tăng tiểu huyết cầu (tham gia vào phản ứng làm đông máu) do tác động của bệnh gây ra biến chứng này và cũng dẫn đến đột quỵ, đau tim hay tắc nghẽn mạch máu.