Hạn chế của thuốc tây chữa VIÊM KHỚP - Không phải ai cũng biết

Bệnh viêm khớp chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, nhưng tình trạng đau khớp và các triệu chứng có thể được kiểm soát. Tây y thường chỉ định một số loại thuốc giúp chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, viêm khớp là tình trạng mạn tính, bệnh nhân phải dùng thuốc tây trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.

Thuốc tây trong điều trị viêm khớp – Lợi hay hại?

Viêm khớp là một bệnh tự miễn mạn tính, có đặc điểm là viêm và thoái hóa khớp. Nó ảnh hưởng đến gần 1% dân số trưởng thành trên toàn thế giới, thường khởi phát từ 30 đến 50 tuổi và phụ nữ chiếm tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh nhân có biểu hiện đau, cứng khớp, vận động hạn chế do viêm khớp kéo dài, dẫn đến hậu quả là tổn thương không thể phục hồi của sụn khớp và xương. Viêm khớp làm tăng gần gấp đôi nguy cơ bị đau tim trong vòng 10 năm đầu tiên. Ngày càng xuất hiện nhiều loại thuốc để đối phó với các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Không chỉ giúp chống viêm, giảm đau và hạn chế các triệu chứng của viêm khớp, chúng cũng có thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.

 

Lạm dụng thuốc tây trong điều trị viêm khớp để lại nhiều tác dụng phụ

NSAIDs

NSAIDS là thuốc giúp làm giảm viêm khớp, bớt sưng đau và hạn chế sốt. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng ngăn chặn hoàn toàn sự tiến triển của bệnh. Mặt khác, chúng có thể gây kích ứng thành bụng và làm hỏng thận khi dùng liều cao trong một khoảng thời gian dài. Ngoài ra, vào tháng 7 năm 2015, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cảnh báo rằng, sử dụng NSAID có thể làm tăng khả năng xuất hiện cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nguy cơ xảy ra sớm nhất là vài tuần đầu tiên sau khi bắt đầu điều trị và tăng liều NSAID cao hơn. Mối đe dọa bệnh viêm khớp sẽ càng cao đối với những người có bệnh tim tiềm ẩn.

DMARDS

DMARDS làm suy giảm, ức chế hệ thống miễn dịch, dẫn tới gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc này cũng có liên quan với các phản ứng phụ như buồn nôn, đau bụng, tổn thương phổi nghiêm trọng và nhiễm độc gan. Hơn nữa, vì những thuốc này thường phải áp dụng kéo dài trung bình từ 6 - 12 tuần để có hiệu quả, nên bác sĩ cũng có thể kết hợp chúng với các thuốc giảm đau thông thường hoặc các thuốc kháng viêm không steroid nhằm điều trị chứng đau và viêm.

Thuốc sinh học

Các loại thuốc sinh học có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của viêm khớp. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đe doạ đến mạng sống. Vì các thuốc này can thiệp vào hệ thống miễn dịch, nên chúng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh lao. Ngoài ra, một số loại thuốc này có liên quan đến sự phát triển của u lymphoma, ung thư bạch cầu. Thuốc sinh học thường được tiêm và một trong những phản ứng phụ phổ biến nhất là đau nhức, ngứa, sưng ở vị trí tiêm.

Thuốc ức chế JAK

Thuốc này có hiệu quả cho những người không thấy sự tiến triển của bệnh với methotrexate hoặc không thể dùng thuốc đó. Tuy nhiên, thuốc ức chế JAK ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, ví dụ như bệnh lao, cũng như một số loại ung thư nhất định. Sự gia tăng cholesterol và các men gan cũng là một nguy cơ.

Corticosteroid

Corticosteroid có thể dùng đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Vì steroid hoạt động nhanh, chúng có thể được sử dụng trong khi chờ đợi các thuốc khác như DMARD có hiệu lực. Khi có sự bùng phát bất ngờ của các triệu chứng, steroid thực sự hữu ích. Tuy nhiên, sử dụng steroid nên có giới hạn bởi vì chúng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, bao gồm tăng cân, huyết áp cao, tăng lượng đường trong máu, chứng loãng xương và rối loạn tâm trạng.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?