Tổng hợp các cách điều trị viêm khớp dạng thấp bạn nên biết!

Với sự tiến bộ của y học, có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công, giúp người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý viêm khớp dạng thấp và các cách điều trị!

Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn toàn thân, mạn tính, ảnh hưởng đến các khớp trên cơ thể như khớp bàn tay, ngón tay, cổ tay, bàn chân, ngón chân, cổ chân, khớp gối,...

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm: Tuổi tác, giới tính, di truyền và tần suất tiếp xúc với chất độc hại (hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường sống và đặc thù nghề nghiệp). 

Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

Viêm khớp dạng thấp có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau

Người bị viêm khớp dạng thấp tiến triển có thể gặp khó khăn khi thực hiện các công việc đơn giản như vệ sinh cá nhân, ăn uống, làm việc. Bệnh thường có xu hướng nặng dần lên trong nhiều năm.

Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp có thể giúp giảm cơn đau, làm chậm hoặc thậm chí ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Mục tiêu điều trị viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên mức độ bệnh, lợi ích và nguy cơ khi sử dụng các phương pháp điều trị để đưa ra mục tiêu tối ưu nhất. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả cần đạt được các mục tiêu sau: 

  • Mục tiêu ngắn hạn: Cắt cơn đau khớp, giảm tình trạng sưng, viêm, giúp người bệnh thực hiện được các hoạt động sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc sống. 
  • Mục tiêu dài hạn: Ngăn ngừa các đợt cấp của viêm khớp dạng thấp xuất hiện, giảm tổn thương khớp, tăng cường sức khỏe hệ xương khớp và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Từ đó, giúp người bệnh có thể trở về cuộc sống bình thường. 

>>> XEM THÊM: Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp giúp phát hiện bệnh sớm!

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Để đưa ra phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thích hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh, thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng của người mắc. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đang được sử dụng nhiều hiện nay: 

Sử dụng thuốc 

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau

Có nhiều loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp khác nhau

Người bị viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định sử dụng một loại thuốc đơn lẻ hoặc phối hợp nhiều thuốc khác nhau trong phác đồ điều trị. Các nhóm thuốc phổ biến bao gồm:

Thuốc cắt cơn đau đơn thuần

Paracetamol là loại thuốc giảm đau thông thường mà bác sĩ khuyên dùng để giảm hầu hết các loại đau xương khớp, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng chống viêm nên thường sử dụng với cơn đau vừa và nhẹ. Trong trường hợp đau nặng có thể được chỉ định kết hợp cùng codein.

Liều thông thường cho người lớn là 1 - 2 viên 500mg, tối đa 4 lần trong 24 giờ. Chú ý khoảng cách uống giữa 2 liều ít nhất từ 4 - 6 giờ, nên sử dụng sau khi ăn.

Việc sử dụng quá liều hoặc liên tục dùng paracetamol trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là suy gan, suy thận.

Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs

Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, tuy nhiên không làm thay đổi tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và nguy cơ tổn thương khớp. 

Một số loại NSAIDs không kê đơn bao gồm ibuprofen, naproxen và nhiều loại khác theo đơn như meloxicam, etodolac, nabumetone, diclofenac, indomethacin, ketoprofen, meloxicam, oxaprozin và piroxicam.

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, thường phải dùng NSAIDs liều cao hơn để giảm viêm. Tùy từng loại thuốc và dạng bào chế mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của NSAIDs là rối loạn tiêu hóa gây nóng rát, ợ hơi hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày. Nên uống thuốc sau khi ăn hoặc bác sĩ có thể chỉ định sử dụng cùng các thuốc bảo vệ dạ dày để hạn chế tác dụng phụ này.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc NSAIDs có thể ảnh hưởng dạ dày

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc NSAIDs có thể ảnh hưởng dạ dày

Thuốc chống thấp khớp DMARD

Các thuốc chống thấp khớp DMARD được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp để giảm mức độ tiến triển và tổn thương khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Methotrexate, hydroxychloroquine, sulfasalazine, leflunomide,... 

  • Methotrexate

Liều methotrexate thường bắt đầu từ 12,5 - 15mg, 1 lần/tuần. Trong 3 tháng đầu tiên có thể tăng đến 20mg, liều tối đa khoảng 25 - 30mg. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm dưới da. 

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng methotrexate là viêm miệng, loét miệng, rụng tóc nhẹ, mỏng tóc, rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ này có thể được cải thiện khi bổ sung axit folic.

  • Hydroxychloroquine

Liều thông thường của hydroxychloroquine là 400 - 600mg/ngày, chia 2 lần.

Tác dụng phụ cần chú ý khi sử dụng thuốc này để điều trị viêm khớp dạng thấp đó là: Lắng đọng giác mạc, yếu cơ ngoại nhãn, nhạy cảm với ánh sáng và tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc. Người bệnh nên kiểm tra nhãn khoa và tái khám 12 tháng/lần trong suốt thời gian điều trị viêm khớp dạng thấp bằng hydroxychloroquine.

  • Sulfasalazine

Liều thông thường là 2 - 3gam/ngày, chia làm 2 lần. Liều khởi đầu có thể là 1gam mỗi ngày và tăng dần khi bắt đầu có đáp ứng thuốc.

Một số tác dụng phụ nhẹ của sulfasalazine là ở đường tiêu hóa, có thể khắc phục bằng cách sử dụng dạng bào chế bao tan trong ruột hoặc dùng thuốc sau bữa ăn.

  • Leflunomide

Thuốc được sử dụng với liều 100mg/ngày trong 3 ngày. Sau đó giảm xuống 10 - 20mg mỗi ngày.

Một số tác dụng phụ thường gặp của leflunomide bao gồm tiêu chảy nhẹ, tăng men gan, rối loạn tiêu hóa, rụng tóc, tóc mỏng. Nếu các tác dụng phụ xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể chỉ định ngừng thuốc.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc leflunomide

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc leflunomide

Chất sinh học

Khi thuốc DMARDs không làm giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp và tình trạng viêm, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng chất sinh học. Đây là những protein được biến đổi gen, ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công khớp, nhanh chóng làm dịu cơn đau và sưng khớp.

Các chất sinh học khác nhau nhắm vào các phần khác nhau của hệ thống miễn dịch. Một số chất được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp đó là: Abatacept, Adalimumab, Anakinra, Baricitinib, Certolizumab, Etanercept, Golimumab, Infliximab , Rituximab, Sarilumab, Tocilizumab,....

Người bệnh có thể dùng chất sinh học bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Lưu ý, các chất này sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại yếu tố gây nhiễm trùng. Ngoài ra, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng chất sinh học có thể gây phản ứng tại chỗ tiêm hoặc gặp một số tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch bao gồm đau ngực, đau đầu, khó thở, sốt và phát ban.

Các triệu chứng trên có thể được giảm bớt hoặc ngăn ngừa bằng cách giảm tốc độ truyền, dùng diphenhydramine, acetaminophen hoặc corticosteroid trước khi truyền.

Thuốc corticosteroid

Corticosteroid như prednisone, methylprednisolone có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống, tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào khớp. Corticosteroid được sử dụng tạm thời trong giai đoạn đầu chờ DMARDs phát huy tác dụng.

Liều thông thường của prednisone là 5 - 10mg mỗi ngày. Thuốc cũng có thể được bắt đầu với liều cao hơn từ 15 - 20mg mỗi ngày. Sau vài tuần, có thể giảm liều xuống dưới 10mg mỗi ngày. 

Corticosteroid có thể gây tăng cân và mất xương, tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tăng huyết áp, làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng corticosteroid điều trị viêm khớp dạng thấp dài ngày gây nhiều tác dụng phụ 

Sử dụng corticosteroid điều trị viêm khớp dạng thấp dài ngày gây nhiều tác dụng phụ 

Phương pháp hỗ trợ 

Bên cạnh sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bị viêm khớp dạng thấp nên thực hiện các phương pháp sau đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh:

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng. Các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp như sử dụng nhiệt và lạnh, massage trị liệu, bài tập giãn cơ.

Chế độ tập luyện

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người bị viêm khớp dạng thấp bao gồm giảm đau nhức, tăng cường sức khỏe xương khớp và cơ bắp, kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, vận động thường xuyên còn giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, mang đến năng lượng tích cực.

Một số bộ môn người bị viêm khớp dạng thấp có thể tham khảo bao gồm: Đi bộ, yoga, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...

Chế độ ăn uống

Ăn uống khoa học không giúp điều trị viêm khớp dạng thấp nhưng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Dưới đây là những điều lưu ý dành cho người bị viêm khớp dạng thấp: 

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như: Anh đào, bông cải xanh, cá, rau xanh,...
  • Tránh ăn đồ nướng, thực phẩm chế biến sẵn, muối, đường,...
  • Uống trà xanh mỗi ngày, hạn chế sử dụng rượu, bia,...
  • Ưu tiên chế biến các món ăn dạng hấp, luộc, hạn chế ăn món nhiều dầu mỡ, chiên rán.

Sử dụng thảo dược

Sử dụng thảo dược tự nhiên kết hợp cùng các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp cải thiện bệnh an toàn và hiệu quả hơn. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm gồm các thành phần như hy thiêm, sói rừng, bạch thược, nhũ hương,... giúp bổ xương khớp, chống viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp. 

Cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược tự nhiên an toàn, hiệu quả

Cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược tự nhiên an toàn, hiệu quả

>>> XEM THÊM: Biến chứng viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị đúng cách!

Phẫu thuật

Nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh không đáp ứng với các phương pháp trên, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật thay khớp để điều trị viêm khớp dạng thấp, cải thiện triệu chứng và khả năng vận động. Các khớp phổ biến có thể áp dụng phương pháp này là hông, đầu gối, vai. 

Thông thường, phẫu thuật được chỉ định ở đối tượng sau 50 tuổi, vì khớp nhân tạo có xu hướng bị mòn sau 15 - 20 năm. Một số khớp không đáp ứng tốt với phương pháp phẫu thuật thay khớp như khớp mắt cá chân, bác sĩ có thể chỉ định chỉ định phẫu thuật hợp nhất khớp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp là quá trình dài và khó khăn. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng và trở về cuộc sống bình thường!

Link tham khảo: 

https://www.hopkinsarthritis.org/arthritis-info/rheumatoid-arthritis/ra-treatment/#NSAID

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6422329/

https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/understanding-rheumatoid-arthritis-treatment

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5045102/



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?