Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh hay gặp nhất trong các bệnh về khớp - gần đây người ta coi VKDT là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố: tác nhân gây bệnh (còn chưa rõ), cơ địa (trung niên, đa số là nữ) di truyền. Ngoài ra còn yếu tố thuận lợi khác (những yếu tố phát động bệnh) như suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, bệnh truyền nhiễm, lạnh và ẩm kéo dài.
Theo y học cổ truyền VKDT được chia làm 2 giai đoạn là:
1. Giai đoạn khởi đầu chủ yếu là viêm 1 khớp trong đó 1/3 viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn ngón, ngón gần), đau sưng rõ, ngón tay thường hình thoi, cứng khớp buổi sáng (10 - 20%), bệnh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn rõ rệt.
2. Giai đoạn rõ rệt (toàn phần) chủ yếu ở khớp nhỏ ở bàn, ngón, cổ tay hoặc bàn ngón cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn. Viêm thường đối xứng, phần mu tay sưng hơn phần lòng bàn tay, hạn chế vận động, cứng khớp buổi sáng, sau tăng về ban đêm, ngón tay hình thoi nhất là các ngón 2, 3, 4.
Diễn biến của bệnh: Viêm tiến triển tăng dần nặng dần; phát triển thêm các khớp khác. Các khớp viêm dần dần biến dạng, dính, bàn ngón tay dính, biến dạng ở tư thế nửa co và lệch trục về phía xương trụ, khớp gối dính ở tư thế nửa co. Teo rõ rệt cơ ở quanh khớp có tổn thương như cơ giun bàn tay, cơ liên cốt. Có 1/4 trường hợp có giai đoạn hui bệnh rõ rệt. Triệu chứng toàn thân biểu thị một trạng thái bệnh mạn tính: gầy sút, mệt mỏi, ăn ngủ kém, thiếu máu. Tổn thương ở nội tạng rất hiếm gặp. Y học cổ truyền xếp VKDT vào phạm vi chứng tý.
Ở giai đoạn đầu thuộc phạm vi phong hàn thấp tý. Đó là do ở tuổi trung niên lúc cân cơ đã bắt đầu suy yếu (tuổi 50 can khí suy), nay lại thêm tay, chân làm việc quá ngưỡng mệt mỏi hoặc chấn thương, trên cơ sở suy yếu này hàn thấp phong thâm nhập vào lạc mạch ở vùng khớp cơ mệt mỏi gây nên. Phép chữa trong giai đoạn này là khu phong tán hàn trừ thấp thông lạc.
Khởi phát viêm đau các khớp chi, có tình đối xứng hai bên
Ở giai đoạn rõ rệt, thời kỳ lúc bệnh, thường có teo cơ biến dạng khớp, viện y học cổ truyền Việt Nam dùng phương thuốc sau: để bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông lạc
Do đó, để điều trị VKDT với mục dích giảm sưng đau, chống dính khớp và giúp khớp vận động dễ dang hơn, y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc cây Sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng rộng rãi trong dân gian với công dụng thải trừ độc, giảm đau, kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch, thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp. Hy thiêm là trừ phong thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có tác dụng an thần, hạ huyết áp, ức chế sự phát triển của những vết loét trên cơ thể. Bạch thược có tác dụng bình can chỉ thống, dưỡng huyết điều kinh, liễm âm chỉ hãn, bổ huyết bình can, tiêu sưng viêm, làm mát dịu. Đây là các dược liệu đầu tay trong điều trị các bệnh lý viêm xương khớp.