Viêm khớp dạng thấp - điều trị bằng giảm đau chống viêm?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp trong nhóm cá bệnh khớp mạn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm màng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần và cuối cùng dẫn đến dính khớp, biến dạng khớp. Hiện nay viêm khớp dạng thấp vẫn chưa có cách điều trị triệt để, nhưng một phương pháp hay dùng là sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm. Vậy việc điều trị này có thật sợ hiệu quả?

Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Trong y học cổ truyền Việt Nam, bệnh viêm khớp dạng thấp được gọi là chứng tí, nói lên hiện tượng tắc không thông của khí huyết, gây ứ trệ trong khớp (dân gian gọi là chứng phong thấp) thể hiện tác nhân gây bệnh là khí hậu. Đây là bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm. Do đó, việc điều trị cũng đòi hỏi liên tục, kiên trì của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Đồng thời cũng phải kết hợp nhiều phương pháp: nội khoa, vật lý, ngoại khoa, chỉnh hình, và phục hồi chức năng. Điều trị nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú, điều dưỡng. Do chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh nên dự phòng tích cực là chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và theo dõi chặt chẽ.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống viêm, giảm đau ra sao?

Trong tây y, điều trị viêm khớp dạng thấp bằng các thuốc giảm đau, chống viêm là phương pháp đang được áp dụng hiện nay. Các thuốc chống viêm như Aspirin có tác dụng giảm đau, được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp tác dụng tốt, ít tai biến, và tiết kiệm. Tuy nhiên cần chú ý các tác dụng phụ về dạ dày và chảy máu, không dùng khi đang có viêm, loét dạ dày – hành tá tràng. Nay thuốc này đã được thay thế và có nhiều chế phẩm giúp giảm tác dụng phụ.

Các thuốc viêm không steroid hiện có rất nhiều loại, được dùng tùy thuộc vào sự thích ứng của bệnh nhân như: Indomethacine, diclofenac, ibuprofen … Tuy nhiên thì các thuốc này chống viên này đều có nguy cơ làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày và gây nên các cơn đau dạ dày.

Nhóm chống viêm steroid như: Hydrocortisone, prednisolon…, sử dụng đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc chống viêm khác không có tác dụng hoặc bệnh nặng hoặc có tiến triển. Các thuốc này có nguy cơ gây tai biến thủng và chảy máu dạ dày, phù, tăng nhãn áp, tăng đường huyết, nhiễm khuẩn, loãng xương… Hiện nay các thuốc này đã có dạng dùng tại chỗ là tiêm trực tiếp vào khớp xương. Tuy nhiên việc tiêm cần tiến hành trong điều kiện vô trùng, cần khử trùng thật tốt và rất gây viêm khớp mủ sau khi tiêm.

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách tiêm trực tiếp vào ổ khớp

Bên cạnh đó, cũng có các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp tác dụng chậm như: thuốc chống sốt rét tổng hợp, Methotrexat, Cyclosporin, các thuốc ức chế miễn dịch khác…Tuy nhiên các thuốc này cần phải sử dụng kéo dài nhiều tháng thậm chí hàng năm và có nhiều phản ứng phụ có hại cho bệnh nhân. Do đó, trong thời gian điều trị cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để kịp thời xử lý.

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm khớp dạng thấp còn rất nhiều khó khăn. Các thuốc có tác dụng cải thiện, khắc phục được triệu chứng của bệnh nhưng không ngăn chặn được tiến triển của bệnh, bên cạnh đó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Việc điều trị viêm khớp dạng thấp cần rất nhiều nhiều lỗ lực và hợp tác của các bác sĩ và bệnh nhân.

(Nguồn tham khảo “BÁCH KHOA THƯ BỆNH HỌC I”)



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?