Viên khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó chủ yếu là độ tuổi trung niên. Viêm khớp dạng thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến dạng khớp, cứng khớp và các tổ chức quanh khớp, gây khó khăn trong vận động. Chúng ta sé cùng tìm hiểu PGS.TS Chu Quốc Trường- thầy thuốc nhân dân, nguyên GĐ Bệnh viện YHCTTW chia sẽ như thế nào về căn bệnh này cũng như phòng tránh bệnh ra sao.
PGS. Chu Quốc Trường cho biết nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp cho đến nay các nhà y học, khoa học cho biết viêm khớp dạng thấp là viêm gây sự tổn thương các mô liên kết tại xương, do các nguyên nhân liên quan đến virus, cơ địa, lứa tuổi, giới tính. Trong đó có liên quan đến yếu tố di truyền, tức là đây là căn bệnh mang tính gia đình. Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi như: bệnh nặng lên hay xuất hiện sau tổn thương, trấn thương, do tiếp xúc lâu trong mồi trường lạnh ẩm, hoặc do sa sút tinh thần. Ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thấy xuất hiện các yếu tố dạng thấp tăng cao. Điều trị viêm khớp dạng thấp theo cơ chế miễn dịch thấy có kết quả hơn là theo yếu tố nhiễm khuẩn. Điều này một lần nữa khẳng định nguyên nhân tự miễn của các bệnh viêm khớp dạng thấp.
hình ảnh minh họa
PGS còn cho biết thêm viêm khớp dạng thấp nếu không được phát hiện sớm, điều trị tích cực và đầy đủ thì tiến triển của bệnh ngày càng nặng. Đây là bệnh lý mạn tính, kéo dài và thươgnf tiến triển nặng thêm. Rất hiếm khi bệnh lui dần và khỏi hẳn. Bệnh nặng lên nếu có trạng thái nhiễm khuẩn, trấn thương, phẫu thuật và các yếu tố thuận lợi phí trên. Giai đoạn đầu chủ yếu là sưng đau, tổn thương màng hoạt dịch, vẫn động được. Giai đoạn sau, đầu xương có thể bị bào mòn, hạn chế vận động, khe khớp bắt đầu khít. Giai đoạn muộn, có thể xuất hiện dính khớp, hạn chế vận động. Giai đoạn 4, bệnh nhân bị dính khớp và không vận động được. Do đó, trong quá trình điều trị cần triệt để. Một số biến chứng có thể gặp pahir alf nhiễm khuẩn, tai biến khi dùng thuốc. Trong đó chủ yếu là do bệnh nhân tự ý dùng các thuốc chống viêm, giảm đau kéo dài có thể gây ra loãng xương, nhiễm trùng, viêm loét tại các tổ chức xương khớp.
Về điều trị, PGS cho biết bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần phải đi khám và điều trị sớm thì thấy xuất hiện nguyên nhân. Điều trị cần kiên trì, kéo dài và có thể hàng chục năm. Bên cạnh sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng cần kết hợp biện pháp vật lý trị liệu, ngoại khoa, chính hình. Và đặc biệt theo y học cổ truyền thì việc sử dụng các thảo dược trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý mạn tính này là điều tốt. Y học cổ truyền coi viêm khớp dạng thấp có nguyên nhân do tắc các hệ thống khí huyết trong cơ thể gây: đau, nhức, sưng, hạn chế vận động…Để loại trừ các tác hại đối với chuyển hóa và vận động của khí huyết có thể sử dụng một số vị thuốc: Hy thiêm, sói rừng, bạch thược …có tác dụng khu phong, trừ thấp.