VIÊM KHỚP mà không biết đến 4 nhóm thảo dược sau thì thật UỔNG PHÍ!

Theo thống kê, tại Việt Nam có tới hơn 35% dân số mắc các chứng bệnh về viêm khớp. Đây là thực trạng đáng lo ngại của xã hội hiện nay. Vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh viêm khớp là hết sức cần thiết để chủ động phòng ngừa và đẩy lùi bệnh. 4 nhóm thảo dược dưới đây giúp điều trị viêm khớp mà bạn cần biết.

4 thảo dược trị viêm khớp hiệu quả

Theo kinh nghiệm dân gian trong điều trị viêm khớp dạng thấp, một số cây thuốc quý có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, từ đó đẩy lùi những khó chịu của bệnh. Bạn hãy tham khảo 4 thảo dược quý sau đây:

1. Sói rừng

Sói rừng có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây có thể tìm thấy ở các khu vực Lạng Sơn, Hoà Bình, Hà Tây đến Kon Tum, Lâm Ðồng… Chúng thường mọc hoang ở những vùng núi đất, bìa rừng và ven đồi ẩm với chiều cao 1 - 2 mét, thân nhẵn, các mấu hơi phồng. Nhánh cây tròn, không có lông, các lá mọc đối diện, phiến dài hình bầu dục hay hình ngọn giáo, dài từ 7 – 20 cm và rộng 2 – 8 cm. Mép lá có răng cưa nhọn và thô; cuống lá dài 5 – 8 mm. Cây sói rừng có bông kép, ít nhánh, nhánh ngắn với hoa nhỏ màu trắng, một nhị và không có cuống. Bầu nhụy có hình trứng và không có vòi. Cây ra quả mọng nhỏ, đường kính 3 – 4 mm, khi chín có màu đỏ hoặc đỏ gạch. Cây ra hoa vào tháng 6 - 7 và quả chín vào tháng 8 - 9.

Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị viêm khớp

Theo Đông y, cây sói rừng vị đắng cay, tính hơi ấm, giúp hoạt huyết giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm giải độc. Trong dân gian, rễ cây được ngâm rượu, uống chữa đau tức ngực. Lá được sắc uống trị bệnh lao hoặc giã đắp chữa rắn cắn, ngâm rượu xoa bóp chữa vết thương, mụn nhọt, phong thấp, đau nhức xương. Cây sói rừng hiệu quả chống lại oxy hóa, giúp thanh nhiệt, giải độc, làm tăng sự sản xuất các tiểu cầu trong máu, thúc đẩy tuần hoàn máu và chống viêm.

2. Hy thiêm

Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis), họ cúc asteraceae hay còn gọi là hy thiêm thảo, hy tiên, hổ cao. Cây có vị cay đắng, tính mát. Quy vào 2 kinh: Can, thận, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương. Hy thiêm được sử dụng để điều trị phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng, mỏi gối.

3. Bạch thược

Bạch thược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall. Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, dài 10 – 20cm, đường kính 1 – 2cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, nhẵn, đôi khi có vết nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát. Quy vào 3 kinh: Can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống. Bạch thược thường được dùng để giúp giảm đau lưng, ngực, chân tay nhức mỏi…

4. Nhũ hương

Nhũ hương (tên khoa học là Pistica lenticus) - một loại nhựa thơm được dùng làm nguyên liệu trong hương đốt và nước hoa. Quy vào 3 kinh: Tâm, can, tỳ. Có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm, tác dụng điều khí, hoạt huyết, giúp cải thiện các bệnh viêm xương khớp.



Bình luận

2
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp
    8 điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp không đơn giản chỉ điều trị một vài ngày đã khỏi ngay vì đây là bệnh viêm mạn tính. Do đó rất nhiều người lo lắng bệnh viêm khớp dạng thấp lâu ngày có gây tàn phế và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể không? Dưới đây là 8 điều cần biết về căn bệnh này, giúp bệnh nhân điều trị đúng hướng giúp bệnh ổn định, ngăn ngừa biến chứng.

  •         Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?
    Nên kiêng thực phẩm gì khi mắc bệnh viêm khớp?

    Ngoài việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất béo không no, rau xanh, hoa quả tươi…kết hợp với việc vận động tập luyện, kiên trì sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để bệnh viêm khớp nhanh được cải thiện. Bệnh nhân cần kiêng những gì để bệnh viêm khớp tái phát ?