Bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì để các triệu chứng bệnh không trở nặng, hạn chế cơn đau tái phát? Câu trả lời chính là thịt đỏ, rượu, bia,... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về những thực phẩm cần tránh và người bệnh nên thay bằng những thực phẩm nào nhé!
Bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì?
Trước khi trả lời câu hỏi bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì, bạn nên biết đây là bệnh lý tự miễn dịch gây ảnh hưởng đến khớp xương, tim mạch, phổi,... Bệnh bị kích hoạt bởi các yếu tố như gen di truyền, lối sống và chế độ ăn uống. Đặc biệt, với người đã mắc bệnh nếu ăn uống không lành mạnh sẽ khiến tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ và các đợt viêm cấp tính diễn ra liên tục hơn.
Nhiều loại thực phẩm có thể khiến bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên trầm trọng hơn
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp cần tránh:
Thịt đỏ
Thịt đỏ giàu chất béo bão hòa, hydrocacbon thơm đa vòng có thể gây tình trạng viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung nhiều thịt đỏ có liên quan đến sự khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp.
Sữa
Sữa được bổ sung để đảm bảo lượng canxi và vitamin D của cơ thể nhưng cũng có thể làm tăng tình trạng viêm. Do đó, người bị viêm khớp dạng thấp không nên bổ sung quá nhiều đồ uống này.
Thực phẩm chứa axit béo omega-6
Thường là hàng đóng gói, bơ và dầu thực vật được sử dụng để giảm nguy cơ hư hỏng thực phẩm, tăng thời hạn sử dụng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ chất béo chuyển hóa có thể làm tăng chứng viêm.
Bên cạnh đó, chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin và tình trạng béo phì. Đây là những yếu tố nguy cơ được biết đến đối với bệnh viêm khớp dạng thấp.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm đã qua chế biến thường chứa nhiều thành phần gây viêm. Chúng được đóng gói với đường, bột mì tinh chế và chất béo bão hòa - tất cả đều là những thành phần không tốt cho sức khỏe, đặc biệt ở người đang bị tình trạng viêm khớp.
Thực phẩm chứa nhiều đường
Soda, kẹo và các loại đồ ngọt có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra các chất gây viêm có tên cytokine, từ đó làm trầm trọng thêm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
Do vậy, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm chứa các loại đường như fructose, sucrose, glucose.
Bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn nhiều đường
Muối
Natri làm tăng căng thẳng cho tim do giữ nước. Điều này có thể làm tăng huyết áp. Đặc biệt, người bị viêm khớp dạng thấp thường được điều trị bằng các loại thuốc corticosteroid cũng có thể khiến cơ thể giữ lại muối.
Do vậy, nếu bị viêm khớp dạng thấp, hãy hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể mỗi ngày. Cụ thể, chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên tiêu thụ ở mức 1.500 miligam/ngày.
Thực phẩm chiên, nướng
Khi nướng, chiên thịt ở mức nhiệt cao, thực phẩm sẽ chứa nhiều sản phẩm cuối glycation hơn và gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Không chỉ vậy, nó còn có thể dẫn đến tổn thương các mô khác. Đó là lý do thực phẩm chiên, nướng xếp vào nhóm thực phẩm cần kiêng của người viêm khớp dạng thấp.
Gluten
Gluten là loại protein có trong hạt ngũ cốc, quả mâm xôi, lúa mạch đen,... Năm 2001, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Rheumatology trên 66 người bị viêm khớp dạng thấp được chọn ngẫu nhiên theo chế độ ăn thuần chay không chứa gluten hoặc chế độ ăn không thuần chay cân bằng trong một năm.
Kết quả cho thấy, chế độ ăn không có gluten giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp tốt hơn.
Chất bảo quản, gia vị
Bột ngọt (MSG) - một thành phần hóa học được thêm vào nhiều loại thực phẩm giúp điều vị cho món ăn, đã được chứng minh là có khả năng gây viêm. Người bị viêm khớp dạng thấp nếu sử dụng lượng lớn chất này có thể khiến triệu chứng đau, viêm trở nên tồi tệ hơn.
Rượu, bia, chất kích thích
Các chuyên gia khuyên rằng, người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh hoàn toàn rượu bia, vì nó có thể gây tăng đột biến mức protein phản ứng C (CRP) trong cơ thể. Đây là một loại protein có khả năng gây viêm nhiễm cao, không có lợi cho người bệnh.
Uống nhiều rượu, bia không tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp
Thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn
Để cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm nhẹ tần suất cơn đau, ngăn ngừa tình trạng viêm xuất hiện, người bị viêm khớp dạng thấp nên tham khảo những thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
- Cá béo: Nghiên cứu cho thấy, cá giúp bổ sung omega-3, làm giảm nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Đối với những người đã mắc bệnh, omega-3 sẽ giúp giảm triệu chứng sưng và đau khớp.
- Trái cây và rau xanh: Trái cây và rau xanh rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin cùng khoáng chất, giúp bảo vệ xương khớp, chống lại tổn thương tế bào, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng như selen, kali, magie. Chế độ ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm đau và các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, óc chó chứa nhiều chất xơ, canxi, magie, kẽm, vitamin E và chất béo omega-3 đều có tác dụng chống viêm, tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp.
- Dầu oliu: Dầu oliu chứa oleocanthal, một hợp chất có tác dụng giảm đau gần giống với thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
- Gừng: Gừng chứa các hợp chất có tác dụng tương tự như thuốc chống viêm, giảm đau ibuprofen, cải thiện cơn đau khớp hiệu quả.
- Nghệ: Củ nghệ chứa chất curcumin, một polyphenol tự nhiên có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ xương khớp, cải thiện tình trạng sưng, đau cho người bệnh.
Nghệ là thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp dạng thấp
Một số lời khuyên cho người bị viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bị viêm khớp dạng thấp nên chú ý những lời khuyên sau để kiểm soát tốt bệnh:
Giữ cân nặng hợp lý
Gần 2/3 số người mắc viêm khớp dạng thấp bị thừa cân. Tế bào mỡ giải phóng cytokine, do đó nhiều mỡ trong cơ thể có nghĩa là nhiều cytokine hơn và nguy cơ viêm nhiễm cũng cao hơn.
Điều này có thể làm cho các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên tồi tệ. Bên cạnh đó, việc tăng cân sẽ gây áp lực lên các khớp xương, tăng nguy cơ làm tổn thương chúng.
Giữ tâm lý thoải mái
Căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát viêm khớp dạng thấp và trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Thực hiện các kỹ thuật thư giãn có thể giúp kiểm soát căng thẳng và giảm viêm hiệu quả.
Hãy cố gắng thu xếp công việc, dành thời gian mỗi ngày cho bản thân và thực hiện các hoạt động theo sở thích như: Thiền, nghe nhạc thư giãn, đọc sách, nghỉ ngơi,...
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp được vận động và tăng cường sự dẻo dai. Bên cạnh đó, tập thể dục còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng cho các khớp. Tuy nhiên, nếu thực hiện một hoạt động thể lực nào đó khiến các khớp bị nóng, sưng hoặc gây ra cơn đau dữ dội, hãy dừng lại và nghỉ ngơi.
Người bị viêm khớp dạng thấp nên lựa chọn bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ và thể dục nhịp điệu,...
Vận động thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe khi bị viêm khớp dạng thấp
Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ngày nay nhiều người bệnh viêm khớp có xu hướng tìm đến các thảo dược tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường sức khỏe hệ xương khớp. Nổi bật trong đó là hy thiêm.
Phòng thí nghiệm hóa học tự nhiên của tỉnh Hồ Bắc đã chứng minh hoạt động chống viêm và giảm đau tại chỗ của kirenol phân lập từ hy thiêm. Tiến hành nghiên cứu trên chuột, sử dụng kirenol được phân lập từ dịch chiết ethanol của hy thiêm để điều trị các hiệu ứng gây viêm cấp tính và mạn tính. Kết quả cho thấy, hy thiêm giúp kiểm soát hoạt động chống viêm và giảm đau tốt tương tự piroxicam.
>>> XEM THÊM: Tìm hiểu thêm về tác dụng của thảo dược hy thiêm với bệnh viêm khớp.
Như vậy, thắc mắc về vấn đề bị viêm khớp nên kiêng ăn gì và nên ăn gì đã được giải đáp chi tiết. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bị viêm khớp dạng thấp nên tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ và sử dụng sản phẩm thảo dược để “sống chung hòa bình” với căn bệnh này nhé!
Link tham khảo:
https://www.everydayhealth.com/hs/rheumatoid-arthritis-pictures/foods-that-fight-inflammation/
https://www.drneelaminmd.com/blog/the-best-and-worst-foods-for-rheumatoid-arthritis-ra
https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/living-with/